[Tải PDF] Binh Thư Yếu Lược PDF

Thuvienso.org – Cuốn sách Binh Thư Yếu Lược được viết bởi tác giả Trần Quốc Tuấn, bàn về chủ đề Tâm lý – Kỹ năng sống và được in với hình thức Bìa Mềm.

Quyển sách Binh Thư Yếu Lược được nhà xuất bản NXB Khoa Học Xã Hội phát hành
2021 .

Bạn đang xem: Binh Thư Yếu Lược PDF

Thông tin về sách

Tác giả Trần Quốc Tuấn
Nhà xuất bản NXB Khoa Học Xã Hội
Ngày xuất bản 2021
Số trang 632
Loại bìa Bìa Mềm
Trọng lượng 650 gram
Người dịch

Download ebook Binh Thư Yếu Lược PDF

Binh Thư Yếu Lược

Tải sách Binh Thư Yếu Lược PDF ngay tại đây

Review sách Binh Thư Yếu Lược

Hình ảnh bìa sách Binh Thư Yếu Lược

image

image

image

Đang cập nhật…

Nội dung sách Binh Thư Yếu Lược

Binh thư yếu lược được cho là một trong hai tác phẩm chính của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, vị danh tướng lẫy lừng không chỉ ở Việt Nam mà còn là toàn thế giới. Nhắc đến Trần Quốc Tuấn, người ta thường nhắc đến bản Hịch tướng sĩ hay Dụ chư tỳ tướng hịch văn – bài hịch nổi tiếng cổ động tinh thần quân tướng Đại Việt khi đối đầu với đội quân Mông Nguyên hung tàn từng dày xéo nhiều vùng từ Âu sang Á.

Trong khi đó Binh thư yếu lược lại không được nhiều người biết đến như vậy, hơn nữa văn bản sách được truyền lại ngày nay cũng không chắc chắn là hoàn toàn của Hưng Đạo Đại vương. Hiện cho đến nay, vẫn đang có song song tồn tại cùng lúc hai bản dịch của hai nhóm dịch khác nhau. Đó là bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đỗ Mộng Khương, do Giáo sư Đào Duy Anh hiệu đính (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1970) – từ đây xin gọi là “Bản KHXH”. Và bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Phước Hải, Mã Xuân Lương và Lê Xuân Mai (Nhà sách Khai Trí – 1970) – từ đây xin gọi là “Bản Khai Trí”. Phần nội dung chính của bản Khai Trí (Văn bản Binh thư yếu lược Cuốn thứ nhất) tương đương với Quyển I trong số 4 quyển trong văn bản Binh thư yếu lược của bản KHXH. Bản KHXH thì căn cứ trên cơ sở văn bản chữ Hán lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội; các dịch giả và người hiệu đính đã phân tích và nhận thấy văn bản lưu trữ này đã được hậu nhân tu chỉnh, chính xác là trích khá nhiều đoạn trong tác phẩm Hổ trướng khu cơ của Lộc Khê hầu Đào Duy Từ – một vị tướng tài xuất hiện trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh. Vì thế, nhóm dịch và hiệu đính đã chủ động cắt bỏ những đoạn trích này và đưa toàn bộ nội dung của Hổ trướng khu cơ ra in ở sau, coi như phần hai của bản KHXH. Điều khác biệt lớn nhất giữa hai phiên bản, đó là bản Khai Trí, tuy chỉ chứa nội dung của Quyển I tuy nhiên lại dịch đầy đủ phần “được cho là mê tín” và bị cắt bỏ trong bản KHXH. Thông qua phiên bản Binh thư yếu lược được xuất bản lần này, chúng tôi đã đem đến cho người đọc cả hai phiên bản dịch, đồng thời bổ sung thêm văn bản “Lời bạt của Trần Khánh Dư viết cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư” làm phụ lục, giúp người đọc cảm nhận được rõ ràng và toàn diện nhất về tác phẩm võ học nổi tiếng cũng như tinh thần của Trần Quốc Tuấn và những đánh giá của người đời. Trước mỗi bản, sẽ là “Lời nói đầu” của bản đó. Riêng phần phụ lục sẽ được đưa xuống cuối sách. Mọi chú thích gốc sẽ được giữ nguyên để người đọc có cái nhìn hoàn toàn chuẩn về hai bản dịch cùng xuất hiện ở hai miền đất nước trong năm 1970. Phụ lục mới sẽ được sử dụng bản gốc và bản dịch trong Thơ văn Lý Trần tập 2 (NXB KHXH, 1988) kèm tất cả nguyên chú, đảm bảo tính nguyên vẹn và truyền tải được rõ ràng tinh thần cũng như diện mạo của bản gốc.

  [Tải PDF] Giải Mã Hành Vi - Bắt Gọn Tâm Lý PDF

Lời khuyên của Biên tập viên dành cho việc đọc cuốn sách

Có thể nói, để có được một cái nhìn toàn diện hơn về Binh thư yếu lược (dù cho đã là bản được hậu thế tu chỉnh), tốt nhất người đọc nên tiếp xúc với cả hai bản dịch ở tình trạng trọn vẹn như cuốn sách Binh thư yếu lược mà bạn đang cầm trên tay. Cuốn sách hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn cảm nhận rõ nét nhất về tinh thần cũng như diện mạo của bản gốc.

Câu nói hay dành tặng bạn

“Nếu ta thấy giặc kéo đến như lửa như gió thì thế ấy lại dễ chống. Nếu chúng dùng cách dần dà như tằm ăn lá mà không tham của dân, không cần thắng mau thì ta chọn tướng giỏi biết cách quyền biến để tùy thời mà xử sự cho thích nghi như đánh cờ vậy. Còn quân đội thì trên dưới phải như cha con một nhà mới có thể dùng được. Thêm nữa phải khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là sách lược giữ nước hay nhất.”

Tác giả

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là con của An Sinh Vương Trần Liễu, là hiền thần đã phò tá trải bốn đời vua. Trần Quốc Tuấn không chỉ lưu danh sử sách nhờ sự tích dẹp bỏ “thù nhà” dốc lòng báo đền “nợ nước” mà đồng thời là người góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” hay còn được gọi là “Hịch tướng sĩ” nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Nhân dân lập đền thờ ông ở khắp nơi trên mọi miền đất nước.

  [Tải PDF] Người Khôn Ngoan Ứng Xử Giao Tiếp Như Thế Nào? Để Thành Công Trong Mọi Cuộc Hội Thoại Khó Nhằn PDF

Đào Duy Từ sinh vào khoảng năm 1572 ở xã Hoa Trai, huyện
Ngọc Sơn (nay là huyện Tĩnh Gia) tỉnh Thanh Hóa, cha là Đào Tá Hán,
mẹ là người họ Nguyễn. Ông thông minh, và học rộng biết nhiều.
Ông đi thi hương ở Thanh Hóa, tuy nhiên Hiến ty cho Đào Duy Từ là con nhà phường chèo, gạch bỏ tên không cho vào thi. Về sau, ông bỏ ra Đàng Trong phục vụ chúa Nguyễn và dành được nhiều thành tựu lớn lao. Đào Duy Từ chỉ làm quan với chúa Nguyễn có tám năm, nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh. Hổ trướng khu cơ là tác phẩm do Đào Duy Từ soạn ra để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng Trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt-Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nhờ những thành tựu to lớn của mình, ông được vinh danh là Đệ nhất Khai quốc công thần nhà Nguyễn và được thờ phụng ở Thái miếu.

Cuốn tổng tập Binh thư yếu lược bạn cầm trên tay là tổng tập bản dịch chi tiết đến từ hai nhóm dịch là bản KHXH của nhóm dịch giả Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đỗ Mộng Khương, do Giáo sư Đào Duy Anh hiệu đính và bản Khai Trí của nhóm dịch giả Nguyễn Phước Hải, Mã Xuân Lương và Lê Xuân Mai. Các vị Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đỗ Ngọc Khương đều là những nhà Hán học thuộc Ban Cổ sử của Viện Sử học Việt Nam với gia tài dịch thuật khá đồ sộ, trong khi Nguyễn Phước Hải, Mã Xuân Lương và Lê Xuân Mai trước đó đã được biết đến với khá nhiều bản dịch binh pháp Trung Hoa như Tôn Tử binh pháp, Ngô Tử binh pháp, Tư Mã binh pháp, Khổng Minh binh pháp…

  [Tải PDF] Những Câu Chuyện Đặc Sắc Dành Cho Lứa Tuổi Trưởng Thành (Tập 1) PDF

Mua sách Binh Thư Yếu Lược ở đâu

Bạn có thể mua sách Binh Thư Yếu Lược tại đây với giá

329.000 đ
(Cập nhật ngày 17/04/2024 )

Tìm kiếm liên quan

Binh Thư Yếu Lược PDF

Binh Thư Yếu Lược MOBI

Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn ebook

Binh Thư Yếu Lược EPUB

Binh Thư Yếu Lược full

Ngày xuất bản: March 22, 2022 @ 01:41

Cập nhật lúc 3:37 - 24/06/2023
Sách cùng chủ đề

Leave a Comment