[Tải PDF] Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường PDF

Thuvienso.org – Cuốn sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường được viết bởi tác giả Trần Bích Hà, Nguyễn Hải, Tạ Văn Nam, Trần Doãn Hưng, bàn về chủ đề Khoa học kỹ thuật và được in với hình thức Bìa Mềm.

Quyển sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường được nhà xuất bản NXB Thế Giới phát hành
2021 .

Bạn đang xem: Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường PDF

Thông tin về sách

Tác giả Trần Bích Hà, Nguyễn Hải, Tạ Văn Nam, Trần Doãn Hưng
Nhà xuất bản NXB Thế Giới
Ngày xuất bản 2021
Số trang 292
Loại bìa Bìa Mềm
Trọng lượng 420 gram
Người dịch

Download ebook Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường PDF

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường

Tải sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường PDF ngay tại đây

Review sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường

Hình ảnh bìa sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường

image

image

Đang cập nhật…

Nội dung sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường

Tiếp theo chuỗi sách về thực hành bảo vệ sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên của tác giả Trần Bích Hà và Việt Healthy, “Chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường” sẽ cùng bạn đọc tìm hướng giải quyết cho hai vấn đề vô cùng phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Cũng như những cuốn trước, cuốn sách này sẽ giới thiệu tới người đọc cơ sở khoa học cơ bản, thông tin tham khảo chuyên sâu cũng như những bước thực hành cụ thể của các phương pháp kiểm soát tiểu đường và giảm cân. Điểm đặc biệt của nó là phần trình bày tỉ mỉ, chân thực hành trình thực tế của hai nhân vật “người thật việc thật”: Một người thành công trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe, bỏ được thuốc tiểu đường; một người giảm được hơn 30kg. Quan trọng hơn cả là họ đều duy trì được những thành quả này lâu dài. Qua những câu chuyện này, chắc chắn người đọc sẽ rút ra được cách thức áp dụng phù hợp với bản thân mình.

Chị Trần Bích Hà chia sẻ: “Với sức khỏe của bản thân và cả gia đình, ta có xu hướng giao vào tay bác sĩ. Bác sĩ nói sao, ta nghe vậy, hậu quả cuối cùng chỉ có ta tự gánh chịu. Vậy mà ít người chịu bỏ công ra, dù chỉ vài tháng, để tự tìm ra quy luật vận hành của cơ thể chính mình, rồi nắm lấy sức khỏe vào tay mình.

Các cụ nhà ta vẫn nói: “Mọi bệnh tật bắt nguồn từ cái miệng”. Tôi xin sửa thành: “Mọi bệnh tật bắt nguồn từ lối sống”, cụ thể:

Cái miệng: nghĩa là chế độ ăn cân bằng, đủ cả lượng và chất, với các loại thực phẩm càng tự nhiên, càng ít chế biến càng tốt. Hai từ “chế biến” của tôi có hàm ý nhiều về các loại thực phẩm ăn sẵn, chế biến qua dây chuyền công nghiệp

Giữ cho cơ thể sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài, bằng các phương pháp càng gần với tự nhiên càng tốt. Thải độc không chỉ bao hàm tẩy nấm Candida, tẩy sỏi gan, làm sạch gan và đại tràng bằng enema cà phê (thụt rửa đại tràng bằng cà phê) hoặc các sản phẩm thiên nhiên khác. Từ lâu, ta vẫn được khuyên là phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: về bản chất là thải độc bằng cách làm sạch răng miệng. Hoặc ta được khuyên là phải tắm hằng ngày. Cái khác nhau ở đây là: các tập đoàn sản xuất kem đánh răng, sữa tắm từ hóa chất bỏ hàng tỉ đô-la ra để quảng cáo, nói lên sự cần thiết phải dùng hóa chất làm sạch răng, sạch da. Nhưng khi ai đó nói về enema cà phê, thì chính những người vẫn khuyên ta tắm và đánh răng hằng ngày lại lập tức phản biện bằng cách nói rằng: cơ thể có cơ chế tự thải độc! Vậy sao cái miệng ta không có cơ chế tự làm sạch, mà chỉ đại tràng mới có? Mặc dù ai cũng biết rằng đại tràng bẩn hơn miệng đến cỡ nào?

Giữ cho tâm thế càng bình an càng tốt. Điều khiển được để tự mình vượt qua các khủng hoảng tâm lý một cách nhanh chóng.

Với nền tảng cơ bản là NHÌN VÀO NGUYÊN NHÂN của bệnh tật, coi mỗi con người là BẢN THỂ CÁ NHÂN, không ai giống ai, để dùng các phương pháp và sản phẩm tự nhiên, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng – thì mọi căn bệnh mạn tính sẽ được kiểm soát. Xin lưu ý, tôi muốn nói là TỰ KIỂM SOÁT, chứ không nói là CHỮA KHỎI HẲN đâu nhé! Ăn uống và sinh hoạt lung tung vài tháng, bệnh sẽ lạixuất hiện ngay. Thay vì dùng những viên thuốc đắt tiền, hại cho đủ các bộ phận cơ thể, thì hãy dùng đồ ăn thức uống hợp lý, chế độ thải độc định kỳ, các bài tập thư giãn, để tự kiểm soát bệnh tật.

Những đồng tác giả cuốn sách này chính là hai “người thật việc thật”, mà tôi hay nói vui là những con “chuột bạch tình nguyện” được thử nghiệm, để tự mình nắm lấy sức khỏe bản thân. Tôi vô cùng biết ơn anh Tạ Văn Nam và cháu Trần Doãn Hưng, hai người – một già một trẻ – đã kiên trì, quyết tâm không bỏ cuộc giữa chừng, và đã thành công mỹ mãn, giúp tôi càng khẳng định hướng đi của mình là đúng.

Xin được trân trọng cảm ơn toàn bộ độc giả tương lai của cuốn sách. Các bạn chính là phần quan trọng tạo nên sức sống của cuốn sách này.”

–Chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường –

MỤC LỤC:

PHẦN 1: KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

2. HÀNH TRÌNH KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

Hành trình kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn

Câu chuyên về bệnh tiểu đường của tôi

Hành trình kiểm soát tiểu đường bằng chế độ ăn

Duy trì chế độ ăn và sinh hoạt để kiểm soát bệnh tiểu đường

Một triển vọng mới

PHẦN 2: NHỊN ĂN GIÚP GIẢM CÂN VÀ THẢI ĐỘC

1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN

A. Làm quen với phương pháp nhịn ăn

B. Định nghĩa về nhịn ăn và các ích lợi của nhịn ăn

C. Các phương pháp nhịn ăn

D. Giảm cân ổn định bằng cách kết hợp các phương pháp nhịn ăn

2. HÀNH TRÌNH NHỊN ĂN GIẢM CÂN VÀ THẢI ĐỘC

PHẦN 3: THÔNG TIN THAM KHẢO

Dẫn nhập

KHI CƠ THỂ LÀNH MẠNH: TRAO ĐỔI CHẤT

Năng lượng

Insulin

Đường bột (carb)

Chất béo

Có điều gì không ổn?

KHI CƠ THỂ BỊ RỐI LOẠN: ĐIỀU GÌ XẢY RA? 177

Cơn sốc tiến hóa

Khi béo phì bắt đầu

Viêm – hệ miễn dịch can thiệp

Kháng insulin và tiểu đường

Xơ vữa động mạch, cholesterol, nhồi máu cơ tim và đột quỵ

CƠ THỂ CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG THẾ NÀO

Thông tin liên lạc

Khoái cảm

Căng thẳng (stress)

Kháng leptin

Kiểm soát trọng lượng

Điều chỉnh tiêu thụ năng lượng

Luyện tập

DINH DƯỠNG TỪ GÓC NHÌN KIỂM SOÁT CÂN NẶNG – TIỂU ĐƯỜNG 

Hệ vi sinh đường ruột và chất xơ

Mỡ tốt và mỡ xấu

Đường và đồ uống

Sợ ăn

Chế độ dinh dưỡng tối ưu?

KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ KHỐNG CHẾ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG NHỊN ĂN

Tiêu thụ đường với chứng béo phì và bệnh tiểu đường

Điều gì xảy ra khi nhịn ăn

Nhịn ăn gián đoạn

CƠ CHẾ ĐỐT NĂNG LƯỢNG

Đếm calo

Cơ thể đốt mỡ thế nào?

Ngưỡng béo cá nhân và ngộ độc năng lượng

Người gầy vẫn bị tiểu đường

NHỊN VÀ ĂN THEO CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT 

Đồng hồ chỉ năng lượng: Mức đường huyết

Lịch sử phương pháp nhịn ăn theo chỉ số đường huyết

Data Driven Fasting (DDF)

Tổng hợp phương pháp DDF

CÁC LƯU Ý VÀ THÔNG TIN LIÊN QUAN

Tài liệu tham khảo

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

NGUYÊN NHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Như chúng ta đã biết, lượng carbohydrate (carb) từ bữa ăn hằng ngày được hấp thu vào ruột rồi chuyển hóa thành đường (glucose) và hòa tan trong máu. Để tế bào có thể hấp thụ được đường, tụy sẽ sản xuất ra một loại hormone có tên là insulin. Nhờ insulin, đường glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Nếu hoạt động của insulin không hiệu quả hoặc lượng glucose trong máu tăng lên đến mức vượt quá khả năng xử lý của insulin, thì sẽ có một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể, bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định được gọi là “bệnh tiểu đường” (hay bệnh đái tháo đường). Hay nói cách khác, một người bị coi là mắc bệnh tiểu đường khi có chỉ số đường huyết cao hơn so với mức bình thường theo quy định của cơ quan y tế nước đó.

Hiện nay còn có nhiều tranh cãi về nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh tiểu đường. Theo quan điểm và suy luận của cá nhân tôi, sau khi nghiên cứu rất nhiều thông tin cả từ y học truyền thống và y học thay thế, các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường là:

• Ảnh hưởng đường huyết của mẹ lên thai nhi: Nếu mẹ bị tiểu đường quá nặng, hoặc đường huyết tăng rất cao trong thời gian mang thai, thì đứa bé sinh ra rất dễ có khả năng bị tiểu đường. Tại sao thế? Đơn giản vì máu của mẹ luân chuyển để nuôi thai nhi, làm cho đường huyết trong máu của thai nhi cũng bị tăng cao như mẹ. Để tồn tại, cái tụy nhỏ bé vừa thành hình đã buộc phải căng gồng hết sức để sản xuất insulin nhằm hạ bớt đường huyết của thai nhi xuống. Hoạt động quá sức này sẽ làm cho tụy bị yếu hoặc hỏng ngay từ lúc bé chưa được sinh ra. Trường hợp này rơi vào dạng tiểu đường loại 1.

• Ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ trong thời gian cho con bú: Trong thời gian cho con bú, nhiều bà mẹ thường được khuyên nên ăn nhiều cà rốt hầm với chân giò, 2 – 3 bát cơm gạo trắng mỗi bữa để đủ sữa cho con bú. Tất nhiên với cách ăn uống như vậy, sau mỗi bữa ăn, đường huyết mẹ sẽ tăng cao. Khi mẹ cho con bú chắc chắn đường huyết của con cũng sẽ bị đẩy lên cao. Kết quả là cái tụy nhỏ nhoi của bé lại phải gồng hết mình để sản xuất insulin và lại tiếp tục bị suy yếu – dẫn tới tiểu đường loại 1 hoặc 2 về sau.

• Ảnh hưởng của chế độ ăn sau khi trẻ cai sữa và trưởng thành: Như chúng ta đã biết, tụy giống như một nhà máy sản xuất có hai chức năng cơ bản. Chức năng thứ nhất là sản xuất các loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa đồ ăn; và chức năng thứ hai là sản xuất ra các loại hormone giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu. Với các chức năng trên, nếu ăn quá nhiều bất cứ loại đồ ăn nào, đều sẽ khiến tụy làm việc quá tải. Ví dụ: Nếu ăn quá nhiều chất béo hoặc đạm động vật, tụy sẽ bị quá tải và không thể sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa các loại đồ ăn đó – lâu dài sẽ làm suy yếu cả tụy và hệ tiêu hóa. Nếu chế độ ăn quá nhiều chất bột, tụy sẽ phải tăng cường sản xuất enzyme amylase, đồng thời phải “tăng ca liên tục” để sản xuất hormone insulin. Con người còn được nghỉ ít nhất 1 – 2 ngày/tuần, một năm có 12 ngày phép. Còn tụy phải làm việc liên tục 24/24 giờ, một năm 365 ngày, mà ngày nào cũng “tăng ca tối đa”, thì việc nó kiệt sức sau vài năm là không thể tránh khỏi.

Tất cả các nhân tố ảnh hưởng trên làm cho tụy bị suy yếu, dẫn đến không có khả năng sản xuất insulin để điều hòa đường huyết của cơ thể, là nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1. Hoặc tụy vẫn có khả năng sản xuất insulin nhưng sản xuất không đủ, hoặc tế bào bị “trơ”, cần rất nhiều insulin mới hấp thụ và chuyển hóa được glucose, là nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN ĐƯỜNG HUYẾT

ĂN CHẤT BỘT VÀ THỰC PHẨM NGỌT Đây là nhân tố trực tiếp và dễ nhận thấy nhất. Ngay khi ta bắt đầu ăn các loại thực phẩm chứa chất bột hoặc đường (carb) – trừ các loại chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa, đường huyết sẽ tăng lên. Với người bình thường, chừng hai tiếng sau khi ăn, đường huyết phải trở về mức bình thường. Với những người bị tiểu đường, do tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc tế bào bị “trơ”, hấp thụ chất bột đường chậm, nên đường huyết sẽ ở mức cao kéo dài, hoặc liên tục. Có một điều mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý: cơ thể mỗi người có thể phản ứng rất KHÁC NHAU với cùng một loại thực phẩm, đặc biệt là những loại chứa chất bột và đường. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau cũng có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một loại thực phẩm. Do sự khác biệt đó nên lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ không phù hợp cho tất cả mọi người. Vì vậy chế độ ăn cần được thiết kế phù hợp với bản thân từng người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn này phụ thuộc vào hệ vi sinh đường ruột, lối sống của từng người. Cùng một loại đồ ăn, nhưng cơ thể từng người sẽ có phản ứng riêng không giống bất cứ ai khác. Với người này, ăn chuối có thể đẩy đường huyết lên cao hơn là ăn bánh ngọt, nhưng với người khác thì có thể ngược lại. Có người khi ăn táo đường huyết sẽ bị đẩy lên cao, trong khi ăn chuối thì không bị…

Vì vậy theo quan điểm của cá nhân tôi thì hai điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát tiểu đường bằng chế độ ăn là:

• Xác định thời điểm nào là thời điểm đường huyết bị tăng cao trong ngày của cá nhân mình;

• Xác định những loại đồ ăn có chứa bột và đường PHÙ HỢP và KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CÁ NHÂN MÌNH, cũng như định lượng từng loại cho mỗi bữa ăn.

HORMONE “CĂNG THẲNG” Nhiều người trong chúng ta không biết rằng một số loại hormone cũng là nguyên nhân làm đường huyết tăng cao. Danh sách các hormone ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết gồm: glucagon, epinephrine, cortisol và hormone tăng trưởng. Những hormone này còn được gọi là hormone “căng thẳng”, cùng với glucagon có tác dụng làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Vì vậy, số đông người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao “ngất ngưởng” khi vừa ngủ dậy buổi sáng, dù chưa ăn gì. Lý do là trước khi dậy quãng 2 – 3 tiếng, cơ thể tự sản xuất một số hormone nêu trên để chuẩn bị cho hoạt động của một ngày mới. Chính các loại hormone đó là thủ phạm làm tăng đường huyết lúc ngủ dậy buổi sáng.

HIỆN TƯỢNG KÍCH ỨNG TRIỆU CHỨNG “NGHIỆN ĐƯỜNG BỘT” Đây là khám phá khá mới mẻ mà tôi tìm được trong một số tài liệu hiếm hoi. Lúc đầu, khi đọc về hiện tượng này, tôi không tin.

Người ta nghiện thuốc lá, thuốc phiện, heroin, rượu, v.v. chứ có ai lại nghiện đồ ngọt. Không tin, nhưng tôi vẫn bỏ công tìm một số người bị tiểu đường để thử, cụ thể như sau:

• Tôi yêu cầu họ đo đường huyết lần 1.

• Sau đó, yêu cầu họ liếm vào miếng trái cây ngọt (chuối, mít, cam ngọt, v.v.). Lưu ý là chỉ được liếm, chứ không nhai, không ăn.

• Sau 15 phút, đo lại đường huyết lần 2.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên: đường huyết của tất cả những người được chọn làm “chuột bạch” đều tăng vọt chỉ 15 phút sau khi liếm miếng trái cây. Sao vậy nhỉ? Nếu bạn nghiện thuốc lá, thì hễ ngửi thấy khói thuốc lá là cơn thèm nổi lên – vì hệ thần kinh đã “khắc dấu” mùi thuốc lá, đánh tín hiệu để báo cho cơ thể. Hiện tượng “nghiện ngọt” cũng xảy ra y như vậy. Khi bạn liếm vào bất cứ đồ ăn nào có vị ngọt, hệ thần kinh sẽ gửi tín hiệu cho cơ thể, và lập tức đường huyết bị đẩy lên. Vì vậy: những loại đồ ăn có vị ngọt nhưng không chứa carb – vốn được coi là an toàn với người tiểu đường, thực ra có hại không kém gì đường. Chỉ riêng việc nếm đầu lưỡi vào vị ngọt đã làm đường huyết dâng lên cao, bất kể loại đồ ngọt đó có chứa carb hay không.

Mua sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường ở đâu

Bạn có thể mua sách Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường tại đây với giá

175.000 đ
(Cập nhật ngày 23/11/2024 )

Tìm kiếm liên quan

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường PDF

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường MOBI

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường Trần Bích Hà, Nguyễn Hải, Tạ Văn Nam, Trần Doãn Hưng ebook

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường EPUB

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường full

Tìm hiểu thêm
Khoa học kỹ thuật
Trần Bích Hà, Nguyễn Hải, Tạ Văn Nam, Trần Doãn Hưng
NXB Thế Giới

2021

292

Bìa Mềm

420

Tiếp theo chuỗi sách về thực hành bảo vệ sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên của tác giả Trần Bích Hà và Việt Healthy, “Chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường” sẽ cùng bạn đọc tìm hướng giải quyết cho hai vấn đề vô cùng phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Cũng như những cuốn trước, cuốn sách này sẽ giới thiệu tới người đọc cơ sở khoa học cơ bản, thông tin tham khảo chuyên sâu cũng như những bước thực hành cụ thể của các phương pháp kiểm soát tiểu đường và giảm cân. Điểm đặc biệt của nó là phần trình bày tỉ mỉ, chân thực hành trình thực tế của hai nhân vật “người thật việc thật”: Một người thành công trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe, bỏ được thuốc tiểu đường; một người giảm được hơn 30kg. Quan trọng hơn cả là họ đều duy trì được những thành quả này lâu dài. Qua những câu chuyện này, chắc chắn người đọc sẽ rút ra được cách thức áp dụng phù hợp với bản thân mình.

Chị Trần Bích Hà chia sẻ: “Với sức khỏe của bản thân và cả gia đình, ta có xu hướng giao vào tay bác sĩ. Bác sĩ nói sao, ta nghe vậy, hậu quả cuối cùng chỉ có ta tự gánh chịu. Vậy mà ít người chịu bỏ công ra, dù chỉ vài tháng, để tự tìm ra quy luật vận hành của cơ thể chính mình, rồi nắm lấy sức khỏe vào tay mình.

Các cụ nhà ta vẫn nói: “Mọi bệnh tật bắt nguồn từ cái miệng”. Tôi xin sửa thành: “Mọi bệnh tật bắt nguồn từ lối sống”, cụ thể:

Cái miệng: nghĩa là chế độ ăn cân bằng, đủ cả lượng và chất, với các loại thực phẩm càng tự nhiên, càng ít chế biến càng tốt. Hai từ “chế biến” của tôi có hàm ý nhiều về các loại thực phẩm ăn sẵn, chế biến qua dây chuyền công nghiệp

Giữ cho cơ thể sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài, bằng các phương pháp càng gần với tự nhiên càng tốt. Thải độc không chỉ bao hàm tẩy nấm Candida, tẩy sỏi gan, làm sạch gan và đại tràng bằng enema cà phê (thụt rửa đại tràng bằng cà phê) hoặc các sản phẩm thiên nhiên khác. Từ lâu, ta vẫn được khuyên là phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: về bản chất là thải độc bằng cách làm sạch răng miệng. Hoặc ta được khuyên là phải tắm hằng ngày. Cái khác nhau ở đây là: các tập đoàn sản xuất kem đánh răng, sữa tắm từ hóa chất bỏ hàng tỉ đô-la ra để quảng cáo, nói lên sự cần thiết phải dùng hóa chất làm sạch răng, sạch da. Nhưng khi ai đó nói về enema cà phê, thì chính những người vẫn khuyên ta tắm và đánh răng hằng ngày lại lập tức phản biện bằng cách nói rằng: cơ thể có cơ chế tự thải độc! Vậy sao cái miệng ta không có cơ chế tự làm sạch, mà chỉ đại tràng mới có? Mặc dù ai cũng biết rằng đại tràng bẩn hơn miệng đến cỡ nào?

Giữ cho tâm thế càng bình an càng tốt. Điều khiển được để tự mình vượt qua các khủng hoảng tâm lý một cách nhanh chóng.

Với nền tảng cơ bản là NHÌN VÀO NGUYÊN NHÂN của bệnh tật, coi mỗi con người là BẢN THỂ CÁ NHÂN, không ai giống ai, để dùng các phương pháp và sản phẩm tự nhiên, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng – thì mọi căn bệnh mạn tính sẽ được kiểm soát. Xin lưu ý, tôi muốn nói là TỰ KIỂM SOÁT, chứ không nói là CHỮA KHỎI HẲN đâu nhé! Ăn uống và sinh hoạt lung tung vài tháng, bệnh sẽ lạixuất hiện ngay. Thay vì dùng những viên thuốc đắt tiền, hại cho đủ các bộ phận cơ thể, thì hãy dùng đồ ăn thức uống hợp lý, chế độ thải độc định kỳ, các bài tập thư giãn, để tự kiểm soát bệnh tật.

Những đồng tác giả cuốn sách này chính là hai “người thật việc thật”, mà tôi hay nói vui là những con “chuột bạch tình nguyện” được thử nghiệm, để tự mình nắm lấy sức khỏe bản thân. Tôi vô cùng biết ơn anh Tạ Văn Nam và cháu Trần Doãn Hưng, hai người – một già một trẻ – đã kiên trì, quyết tâm không bỏ cuộc giữa chừng, và đã thành công mỹ mãn, giúp tôi càng khẳng định hướng đi của mình là đúng.

Xin được trân trọng cảm ơn toàn bộ độc giả tương lai của cuốn sách. Các bạn chính là phần quan trọng tạo nên sức sống của cuốn sách này.”

–Chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường –

MỤC LỤC:

PHẦN 1: KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

2. HÀNH TRÌNH KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN

Hành trình kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn

Câu chuyên về bệnh tiểu đường của tôi

Hành trình kiểm soát tiểu đường bằng chế độ ăn

Duy trì chế độ ăn và sinh hoạt để kiểm soát bệnh tiểu đường

Một triển vọng mới

PHẦN 2: NHỊN ĂN GIÚP GIẢM CÂN VÀ THẢI ĐỘC

1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN

A. Làm quen với phương pháp nhịn ăn

B. Định nghĩa về nhịn ăn và các ích lợi của nhịn ăn

C. Các phương pháp nhịn ăn

D. Giảm cân ổn định bằng cách kết hợp các phương pháp nhịn ăn

2. HÀNH TRÌNH NHỊN ĂN GIẢM CÂN VÀ THẢI ĐỘC

PHẦN 3: THÔNG TIN THAM KHẢO

Dẫn nhập

KHI CƠ THỂ LÀNH MẠNH: TRAO ĐỔI CHẤT

Năng lượng

Insulin

Đường bột (carb)

Chất béo

Có điều gì không ổn?

KHI CƠ THỂ BỊ RỐI LOẠN: ĐIỀU GÌ XẢY RA? 177

Cơn sốc tiến hóa

Khi béo phì bắt đầu

Viêm – hệ miễn dịch can thiệp

Kháng insulin và tiểu đường

Xơ vữa động mạch, cholesterol, nhồi máu cơ tim và đột quỵ

CƠ THỂ CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG THẾ NÀO

Thông tin liên lạc

Khoái cảm

Căng thẳng (stress)

Kháng leptin

Kiểm soát trọng lượng

Điều chỉnh tiêu thụ năng lượng

Luyện tập

DINH DƯỠNG TỪ GÓC NHÌN KIỂM SOÁT CÂN NẶNG – TIỂU ĐƯỜNG 

Hệ vi sinh đường ruột và chất xơ

Mỡ tốt và mỡ xấu

Đường và đồ uống

Sợ ăn

Chế độ dinh dưỡng tối ưu?

KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ KHỐNG CHẾ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG NHỊN ĂN

Tiêu thụ đường với chứng béo phì và bệnh tiểu đường

Điều gì xảy ra khi nhịn ăn

Nhịn ăn gián đoạn

CƠ CHẾ ĐỐT NĂNG LƯỢNG

Đếm calo

Cơ thể đốt mỡ thế nào?

Ngưỡng béo cá nhân và ngộ độc năng lượng

Người gầy vẫn bị tiểu đường

NHỊN VÀ ĂN THEO CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT 

Đồng hồ chỉ năng lượng: Mức đường huyết

Lịch sử phương pháp nhịn ăn theo chỉ số đường huyết

Data Driven Fasting (DDF)

Tổng hợp phương pháp DDF

CÁC LƯU Ý VÀ THÔNG TIN LIÊN QUAN

Tài liệu tham khảo

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

NGUYÊN NHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Như chúng ta đã biết, lượng carbohydrate (carb) từ bữa ăn hằng ngày được hấp thu vào ruột rồi chuyển hóa thành đường (glucose) và hòa tan trong máu. Để tế bào có thể hấp thụ được đường, tụy sẽ sản xuất ra một loại hormone có tên là insulin. Nhờ insulin, đường glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Nếu hoạt động của insulin không hiệu quả hoặc lượng glucose trong máu tăng lên đến mức vượt quá khả năng xử lý của insulin, thì sẽ có một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể, bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định được gọi là “bệnh tiểu đường” (hay bệnh đái tháo đường). Hay nói cách khác, một người bị coi là mắc bệnh tiểu đường khi có chỉ số đường huyết cao hơn so với mức bình thường theo quy định của cơ quan y tế nước đó.

Hiện nay còn có nhiều tranh cãi về nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh tiểu đường. Theo quan điểm và suy luận của cá nhân tôi, sau khi nghiên cứu rất nhiều thông tin cả từ y học truyền thống và y học thay thế, các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường là:

• Ảnh hưởng đường huyết của mẹ lên thai nhi: Nếu mẹ bị tiểu đường quá nặng, hoặc đường huyết tăng rất cao trong thời gian mang thai, thì đứa bé sinh ra rất dễ có khả năng bị tiểu đường. Tại sao thế? Đơn giản vì máu của mẹ luân chuyển để nuôi thai nhi, làm cho đường huyết trong máu của thai nhi cũng bị tăng cao như mẹ. Để tồn tại, cái tụy nhỏ bé vừa thành hình đã buộc phải căng gồng hết sức để sản xuất insulin nhằm hạ bớt đường huyết của thai nhi xuống. Hoạt động quá sức này sẽ làm cho tụy bị yếu hoặc hỏng ngay từ lúc bé chưa được sinh ra. Trường hợp này rơi vào dạng tiểu đường loại 1.

• Ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ trong thời gian cho con bú: Trong thời gian cho con bú, nhiều bà mẹ thường được khuyên nên ăn nhiều cà rốt hầm với chân giò, 2 – 3 bát cơm gạo trắng mỗi bữa để đủ sữa cho con bú. Tất nhiên với cách ăn uống như vậy, sau mỗi bữa ăn, đường huyết mẹ sẽ tăng cao. Khi mẹ cho con bú chắc chắn đường huyết của con cũng sẽ bị đẩy lên cao. Kết quả là cái tụy nhỏ nhoi của bé lại phải gồng hết mình để sản xuất insulin và lại tiếp tục bị suy yếu – dẫn tới tiểu đường loại 1 hoặc 2 về sau.

• Ảnh hưởng của chế độ ăn sau khi trẻ cai sữa và trưởng thành: Như chúng ta đã biết, tụy giống như một nhà máy sản xuất có hai chức năng cơ bản. Chức năng thứ nhất là sản xuất các loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa đồ ăn; và chức năng thứ hai là sản xuất ra các loại hormone giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu. Với các chức năng trên, nếu ăn quá nhiều bất cứ loại đồ ăn nào, đều sẽ khiến tụy làm việc quá tải. Ví dụ: Nếu ăn quá nhiều chất béo hoặc đạm động vật, tụy sẽ bị quá tải và không thể sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa các loại đồ ăn đó – lâu dài sẽ làm suy yếu cả tụy và hệ tiêu hóa. Nếu chế độ ăn quá nhiều chất bột, tụy sẽ phải tăng cường sản xuất enzyme amylase, đồng thời phải “tăng ca liên tục” để sản xuất hormone insulin. Con người còn được nghỉ ít nhất 1 – 2 ngày/tuần, một năm có 12 ngày phép. Còn tụy phải làm việc liên tục 24/24 giờ, một năm 365 ngày, mà ngày nào cũng “tăng ca tối đa”, thì việc nó kiệt sức sau vài năm là không thể tránh khỏi.

Tất cả các nhân tố ảnh hưởng trên làm cho tụy bị suy yếu, dẫn đến không có khả năng sản xuất insulin để điều hòa đường huyết của cơ thể, là nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 1. Hoặc tụy vẫn có khả năng sản xuất insulin nhưng sản xuất không đủ, hoặc tế bào bị “trơ”, cần rất nhiều insulin mới hấp thụ và chuyển hóa được glucose, là nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN ĐƯỜNG HUYẾT

ĂN CHẤT BỘT VÀ THỰC PHẨM NGỌT Đây là nhân tố trực tiếp và dễ nhận thấy nhất. Ngay khi ta bắt đầu ăn các loại thực phẩm chứa chất bột hoặc đường (carb) – trừ các loại chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa, đường huyết sẽ tăng lên. Với người bình thường, chừng hai tiếng sau khi ăn, đường huyết phải trở về mức bình thường. Với những người bị tiểu đường, do tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc tế bào bị “trơ”, hấp thụ chất bột đường chậm, nên đường huyết sẽ ở mức cao kéo dài, hoặc liên tục. Có một điều mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý: cơ thể mỗi người có thể phản ứng rất KHÁC NHAU với cùng một loại thực phẩm, đặc biệt là những loại chứa chất bột và đường. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau cũng có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một loại thực phẩm. Do sự khác biệt đó nên lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ không phù hợp cho tất cả mọi người. Vì vậy chế độ ăn cần được thiết kế phù hợp với bản thân từng người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn này phụ thuộc vào hệ vi sinh đường ruột, lối sống của từng người. Cùng một loại đồ ăn, nhưng cơ thể từng người sẽ có phản ứng riêng không giống bất cứ ai khác. Với người này, ăn chuối có thể đẩy đường huyết lên cao hơn là ăn bánh ngọt, nhưng với người khác thì có thể ngược lại. Có người khi ăn táo đường huyết sẽ bị đẩy lên cao, trong khi ăn chuối thì không bị…

Vì vậy theo quan điểm của cá nhân tôi thì hai điều quan trọng nhất trong việc kiểm soát tiểu đường bằng chế độ ăn là:

• Xác định thời điểm nào là thời điểm đường huyết bị tăng cao trong ngày của cá nhân mình;

• Xác định những loại đồ ăn có chứa bột và đường PHÙ HỢP và KHÔNG PHÙ HỢP VỚI CÁ NHÂN MÌNH, cũng như định lượng từng loại cho mỗi bữa ăn.

HORMONE “CĂNG THẲNG” Nhiều người trong chúng ta không biết rằng một số loại hormone cũng là nguyên nhân làm đường huyết tăng cao. Danh sách các hormone ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết gồm: glucagon, epinephrine, cortisol và hormone tăng trưởng. Những hormone này còn được gọi là hormone “căng thẳng”, cùng với glucagon có tác dụng làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Vì vậy, số đông người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao “ngất ngưởng” khi vừa ngủ dậy buổi sáng, dù chưa ăn gì. Lý do là trước khi dậy quãng 2 – 3 tiếng, cơ thể tự sản xuất một số hormone nêu trên để chuẩn bị cho hoạt động của một ngày mới. Chính các loại hormone đó là thủ phạm làm tăng đường huyết lúc ngủ dậy buổi sáng.

HIỆN TƯỢNG KÍCH ỨNG TRIỆU CHỨNG “NGHIỆN ĐƯỜNG BỘT” Đây là khám phá khá mới mẻ mà tôi tìm được trong một số tài liệu hiếm hoi. Lúc đầu, khi đọc về hiện tượng này, tôi không tin.

Người ta nghiện thuốc lá, thuốc phiện, heroin, rượu, v.v. chứ có ai lại nghiện đồ ngọt. Không tin, nhưng tôi vẫn bỏ công tìm một số người bị tiểu đường để thử, cụ thể như sau:

• Tôi yêu cầu họ đo đường huyết lần 1.

• Sau đó, yêu cầu họ liếm vào miếng trái cây ngọt (chuối, mít, cam ngọt, v.v.). Lưu ý là chỉ được liếm, chứ không nhai, không ăn.

• Sau 15 phút, đo lại đường huyết lần 2.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên: đường huyết của tất cả những người được chọn làm “chuột bạch” đều tăng vọt chỉ 15 phút sau khi liếm miếng trái cây. Sao vậy nhỉ? Nếu bạn nghiện thuốc lá, thì hễ ngửi thấy khói thuốc lá là cơn thèm nổi lên – vì hệ thần kinh đã “khắc dấu” mùi thuốc lá, đánh tín hiệu để báo cho cơ thể. Hiện tượng “nghiện ngọt” cũng xảy ra y như vậy. Khi bạn liếm vào bất cứ đồ ăn nào có vị ngọt, hệ thần kinh sẽ gửi tín hiệu cho cơ thể, và lập tức đường huyết bị đẩy lên. Vì vậy: những loại đồ ăn có vị ngọt nhưng không chứa carb – vốn được coi là an toàn với người tiểu đường, thực ra có hại không kém gì đường. Chỉ riêng việc nếm đầu lưỡi vào vị ngọt đã làm đường huyết dâng lên cao, bất kể loại đồ ngọt đó có chứa carb hay không.

Chế Độ Ăn Giảm Cân Và Kiểm Soát Tiểu Đường
image
image


175.000 đ

420
Cập nhật lúc 19:36 - 17/10/2024
Sách cùng chủ đề

Comment