Thuvienso.org – Cuốn sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời được viết bởi tác giả Sarah Napthali, bàn về chủ đề Lịch Sử – Địa Lý – Tôn… và được in với hình thức Bìa Mềm.
Quyển sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời được nhà xuất bản NXB Hà Nội phát hành
2021 .
Bạn đang xem: Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời PDF
Thông tin về sách
Tác giả | Sarah Napthali |
Nhà xuất bản | NXB Hà Nội |
Ngày xuất bản | 2021 |
Số trang | 260 |
Loại bìa | Bìa Mềm |
Trọng lượng | 300 gram |
Người dịch | Tuyết Mai |
Download ebook Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời PDF
Tải sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời PDF ngay tại đây
Review sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời
Hình ảnh bìa sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời
Đang cập nhật…
Nội dung sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời
Khi những người phụ nữ bước vào giai đoạn làm mẹ, họ có thể bị xáo trộn tâm lý. Trước mắt họ có thể đầy những thử thách, những đêm mất ngủ, thời gian ở nhà nhiều và còn hiếm khi tìm thấy thời gian cho bản thân. Một số người có thể cảm thấy tức giận, mệt mỏi, thất vọng, thậm chí gây ra những hành động bạo lực không đáng có. Sự tức giận đó thật ra là vô ích và có hại.
Đã có nhiều cuốn sách chỉ dẫn việc nuôi dạy con cái, nhưng hiếm khi đề cập tới những bà mẹ vất vả đang chăm bẵm những đứa con của mình. Những tài liệu Phật giáo thì cũng ít chú ý đến hoàn cảnh của những bà mẹ.
Nhận thức được nỗi khổ, thậm chí là tuyệt vọng của nhiều bà mẹ, Sarah Napthali đã viết nên một cuốn sách có thể làm thay đổi cuộc sống của những người mẹ. Làm mẹ với tâm Phật: Cùng con chào đời của bà sẽ đưa đến những thực hành Phật giáo để giúp các bà mẹ bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn. Tác giả có cách tiếp cận không cứng nhắc, chọn lọc từ những trường phái Phật giáo nhằm giúp các bà mẹ tránh được những đau khổ và sự bất mãn. Napthali đã chỉ ra rằng: Để hạnh phúc, chúng ta cần thay đổi tâm trí mình.
MỤC LỤC:
Lời nói đầu
Chương 1: Phật giáo và việc làm mẹ
Chương 2: Làm mẹ và chánh niệm
Chương 3: Bình an
Chương 4: Đối phó với giận dữ
Chương 5: Lo lắng cho con trẻ
Chương 6: Xây dựng những mối quan hệ tràn ngập yêu thương
Chương 7: Chung sống với người bạn đời
Chương 8: Tìm kiếm hạnh phúc và đánh mất hình ảnh của bản thân
Chương 9: Thiền định
Chương 10: Thực hành
Phụ lục 1: Bát Chánh Đạo
Phụ lục 2: Trích dẫn từ kinh Phật
Phụ lục 3: Phật giáo dành cho các bà mẹ mới sinh con
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
PHẬT DẠY GÌ?
Cốt lõi lời dạy của Đức Phật được thể hiện qua Bốn Sự Thật Cao Quý. Bốn Sự Thật này đề cập đến đau khổ, có thể hiểu là bao gồm sự không thỏa mãn, bất toàn, lo lắng, khó chịu, bực bội – bất cứ điều gì dù là khó chịu nhỏ nhất.
Bốn Sự Thật Cao Quý là:
1. Đời là bể khổ.
2. Bám chấp gây ra đau khổ.
3. Đau khổ có thể chấm dứt.
4. Con đường để chấm dứt đau khổ.
Vì vậy, đau khổ và không thỏa mãn sẽ không kết thúc ngày hôm nay, nhưng bằng cách áp dụng một số thực hành Phật giáo, bạn có thể bắt đầu gieo hạt giống để cải thiện cuộc sống của mình.
ĐỜI LÀ BỂ KHỔ _ SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ NHẤT
Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất của Phật giáo là Khổ đế. Đức Phật đã sử dụng từ dukkha, có nghĩa là sự không thỏa mãn hoặc bất toàn. Vì vậy, Sự Thật đầu tiên là cuộc sống vốn dĩ không thỏa mãn và không hoàn hảo. Trước khi làm mẹ, chúng ta có thể thấy lời dạy này quá bi quan. Nếu chúng ta cảm thấy không hạnh phúc, chúng ta có thể xem một bộ phim, gọi điện cho một người bạn hoặc đánh lạc hướng bản thân bằng nhiều cách khác nhau để thoát khỏi bất kỳ nỗi đau nào. Khi có con, chúng ta có rất ít thời gian để thưởng thức những trò tiêu khiển như vậy. Hơn nữa, chúng ta đã trải qua những giai đoạn mang thai, chuyển dạ, trẻ sơ sinh và nuôi dạy con cái, do đó, cái nhìn như vậy về cuộc sống dường như không quá khoa trương. Giờ đây, tất cả các bà mẹ đều có nhiều nỗi thống khổ, thậm chí là tuyệt vọng.
Khi đã làm mẹ, chúng ta mới biết được rằng cuộc sống không phải là trải nghiệm nhẹ nhàng. Chúng ta có nhiều trách nhiệm, những khoảng thời gian cảm thấy bản thân thật đáng thương; những lo lắng tuyệt vọng về việc liệu con cái mình có khỏe mạnh, “bình thường” và có thể đáp ứng những phán xét của thế giới xung quanh hay không. Chúng ta phải chịu đựng cảm giác tội lỗi vì không làm hàng trăm việc mà lẽ ra bản thân đã có thể làm. Chúng ta đau khổ khi nghĩ đến sự nghiệp của mình và nhiều bà mẹ còn hy sinh cả sự nghiệp. Trong những khoảnh khắc đen tối, chúng ta vật vã kiếm tìm lại sự tự tôn khi phát hiện những vết nhăn nheo do lo lắng quá độ và cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hoá.
Nhiều bà mẹ nói rằng có con làm thay đổi trải nghiệm của họ về việc cập nhật tin tức hàng đêm. Là những người mẹ, chúng ta cảm thấy trên thế giới có nhiều khổ đau hơn. Chúng ta nhìn nạn nhân của tội ác, chiến tranh và nghiện ngập như nhìn những đứa con quý giá của những bà mẹ đau khổ. Những câu chuyện về bắt cóc, ngược đãi trẻ em hoặc tự tử khiến chúng ta cảm thấy quá sức chịu đựng. Chúng ta hiểu rằng bất cứ cái chết hay sự mất mát nào đều mang đau khổ tới cho một gia đình. Những phản ứng như vậy là dấu hiệu của nhận thức sâu sắc về đau khổ và không thỏa mãn trong cuộc sống.
Sự không thỏa mãn bắt nguồn từ vô thường (theo cách gọi của Phật), nghĩa là mọi thứ đều thay đổi thành một thứ gì đó khác – không có gì như cũ. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống – con người, hoàn cảnh, vật thể cho đến hạt nhỏ nhất – đều đang trong quá trình biến đổi, và điều này khiến chúng ta nhận ra không có gì bền vững và lâu dài. Phật giáo không phủ nhận rằng hạnh phúc có thể đạt được, vì thực tế là như vậy. Vấn đề là chúng ta không thể níu kéo hạnh phúc. Như mọi thứ khác, hạnh phúc cũng mất đi. Một cuộc sống thường bao gồm sinh ra, già đi, bệnh tật và chết. Chúng ta có thể dành cả cuộc đời để đánh lạc hướng bản thân khỏi những sự thật này nhưng không thể tránh khỏi chúng.
Bạn có thể đồng ý rằng cuộc sống có những đau khổ, nhưng ai muốn bị chìm đắm trong khổ đau? Phật giáo có thể giống như một con đường chán nản nếu bạn chỉ tìm hiểu đến đây. May mắn thay, ba Sự Thật tiếp theo đều là những tin vui; nhưng bây giờ, nếu bạn muốn hiểu tóm tắt về Phật giáo, hãy lấy câu nói của Đức Phật: Ta dạy về khổ đau và đoạn tận khổ đau.
TÂM YÊU THƯƠNG
Các bà mẹ đã đủ chín chắn để hưởng lợi từ Phật giáo còn là vì chúng ta đã tiến một bước lớn để đạt được điều Phật tử gọi là “tâm yêu thương”. Chúng ta biết rằng làm mẹ là chuyện vượt qua khổ đau, đó là trải nghiệm mở rộng tâm trí để yêu thương.
Tình yêu của người mẹ dành cho đứa con là tình yêu chân thật nhất. Con cái dạy cho chúng ta biết thế nào là tình yêu thương thực sự: vị tha, nhẫn nại và bao dung. Chúng ta học được rằng tình yêu là vô điều kiện, không phán xét và không mong được đáp lại. Tất nhiên có những lúc chúng ta bực bội với con cái mình, khi những mặt tối trong bản chất của chúng ta dần lộ ra. Nhưng nhìn chung, mối quan hệ giữa mẹ và con là một tình yêu nồng nàn. Như một người mẹ nói:
Sau khi có con, tôi nhận ra rằng tất cả tình yêu mà tôi đã trải qua trong quá khứ – đặc biệt là với bạn đời – đều là ích kỷ. Tôi đã từng không ngừng suy nghĩ: Điều gì trong mối quan hệ này đáng giá đối với tôi? Và nếu kỳ vọng của tôi không được đáp ứng thì bất kỳ cảm giác đẹp đẽ nào cũng sẽ biến mất hoàn toàn. Con gái tôi có đưa tôi xuống địa ngục cũng không thể khiến tôi ngừng yêu con bé.
Tình yêu của chúng ta dành cho con cái mang lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc. Thông qua việc yêu thương một đứa trẻ, chúng ta có khả năng trở thành một người biết yêu thương người khác. Từ tình yêu con cái, chúng ta có thể áp dụng vào các mối quan hệ khác. Nhiều bà mẹ tự mình khám phá ra điều này: Họ cảm thấy có lòng trắc ẩn hơn đối với người khác, nhận ra rằng mọi con người đều xứng đáng với sự tận tụy của người mẹ. Những bà mẹ này phát hiện ra mình có khả năng kiên nhẫn với cô thu ngân cáu kỉnh, người lái xe hung hăng hoặc người họ hàng hay hạch sách.
Tôi từng tham gia một khóa tu về cách xây dựng lòng nhân ái trong các mối quan hệ. Khi đưa ra một ví dụ về tình yêu thương chân chính, vị giảng sư luôn đề cập đến tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con. Cô ấy đã sử dụng mối quan hệ mẹ con để chứng minh tác động của tình yêu tới cách chúng ta cư xử cũng như những lợi ích mà tình yêu đích thực mang lại. Tôi cảm thấy vinh dự khi là một người mẹ, tôi có thể hiểu ngay được những lời dạy. Đối với tôi, nhận xét chính xác nhất về việc làm mẹ là nó khiến cuộc sống của bạn tệ gấp đôi và tốt gấp đôi. Có đau khổ và không thỏa mãn, nhưng tình yêu cứu rỗi chúng ta.
Mua sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời ở đâu
Bạn có thể mua sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời tại đây với giá
119.000 đ
(Cập nhật ngày 23/11/2024 )
Tìm kiếm liên quan
Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời PDF
Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời MOBI
Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời Sarah Napthali ebook
Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời EPUB
Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Chào Đời full