Thuvienso.org – Cuốn sách Thiền Học Việt Nam được viết bởi tác giả TS Thích Phước Đạt, TS Thích Hạnh Tuệ, TS Thích Nữ Thanh Quế, bàn về chủ đề Lịch Sử – Địa Lý – Tôn… và được in với hình thức Bìa Mềm.
Quyển sách Thiền Học Việt Nam được nhà xuất bản NXB Phụ Nữ Việt Nam phát hành
2022 .
Bạn đang xem: Thiền Học Việt Nam PDF
Thông tin về sách
Tác giả | TS Thích Phước Đạt, TS Thích Hạnh Tuệ, TS Thích Nữ Thanh Quế |
Nhà xuất bản | NXB Phụ Nữ Việt Nam |
Ngày xuất bản | 2022 |
Số trang | 469 |
Loại bìa | Bìa Mềm |
Trọng lượng | 650 gram |
Người dịch |
Download ebook Thiền Học Việt Nam PDF
Tải sách Thiền Học Việt Nam PDF ngay tại đây
Review sách Thiền Học Việt Nam
Hình ảnh bìa sách Thiền Học Việt Nam
Đang cập nhật…
Nội dung sách Thiền Học Việt Nam
Thiền Học Việt Nam
Truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về là trân trọng thời khắc chuyển giao giữa Năm cũ – Năm mới, nhà cửa đã dọn dẹp tinh tươm, bàn thờ ông bà tổ tiên bày trí trang trọng vật thực thể hiện tấm lòng thành kính, phút sum vầy lắng đọng giữa các thành viên gia đình hiện diện… Trong thời khắc Giao thừa, tiếng chuông chùa hiện tại ngân lên đánh thức kết nối quá khứ và tương lai.
Có lẽ thanh âm của những tiếng chuông giản dị mà linh thiêng ấy là thăng hoa của mạch nguồn Thiền học với tuổi đời gần 2000 năm. Từ dấu mốc thế kỷ thứ III, thiền sư Tăng Hội “chính thức dịch kinh thiền, dạy pháp thiền, tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu”, các thiền phái nối tiếp ra đời: thế kỷ VI, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (truyền thừa 19 thế hệ); thế kỷ IX, Thiền phái Vô Ngôn Thông (truyền thừa 17 thế hệ); thế kỷ XI, Thiền phái Thảo Đường; thế kỷ XIII, Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sáng…
Nhóm tác giả Thiền học Việt Nam nhận định “Dù có lúc thăng lúc trầm cùng với sự biến động của lịch sử dân tộc Việt Nam”, “ngọn đèn thiền của Phật tổ vẫn luôn được tiếp nối”, những Thiền phái Tào Động, Lâm Tế cũng được Việt hóa tại các thiền đường Việt Nam và truyền đăng tục diệm. Hạt nhân của thiền nằm ở “Sự tập trung tâm chuyên chú vào đối tượng” và nhờ đó “khơi mở, giải phóng tiềm năng tâm thức của con người”. Ở khía cạnh ứng dụng, thiền “phát triển tư duy trừu tượng, rèn luyện sự kiên trì, bảo vệ sức khỏe con người cả về thân và tâm… Việc thực hành thiền định giúp con người vượt qua những khổ đau trong đời, những xung đột về bản ngã, gia tăng khả năng tập trung chú ý…”, có thể nói đây đều là những khía cạnh giúp ích rất nhiều cho mỗi chúng ta trong bối cảnh xã hội có nhịp sống với cường độ thay đổi nhanh, đầy biến cố (tiêu biểu như tác động của đại dịch Covid-19, căng thẳng sắc tộc, biến đổi khí hậu… nhân loại hiện đại đang phải đối mặt).
Dòng chảy Thiền tông miên mật gắn liền với lịch sử dân tộc là không thể gói gọn trong phạm vi giới hạn của những trang sách Thiền học Việt Nam, đó là điều các tác giả đều thấu rõ. Trên cơ sở kế thừa những trước tác và tài liệu đã có trong lịch sử Thiền học Việt Nam như Thiền uyển tập anh, kho tàng kinh sách…; các xuất bản cận thời như Việt Nam Phật giáo sử luận, Lịch sử Phật giáo Việt Nam…; tham khảo tài liệu liên quan trong và ngoài nước, kết hợp với quá trình nghiên cứu và giảng dạy thiền học, nhóm tác giả mong muốn khẳng định Thiền học nước nhà vốn uyển chuyển nhưng ẩn chứa tầng sâu nội lực tựa như lớp bảo mây che đỉnh thiêng Yên Tử qua khắc nghiệt thời gian.
Thiền học Việt Nam mở đầu với cái nhìn bao quát, giúp bạn đọc trang bị hoặc gợi nhớ những khái niệm liên quan như thiền sắc giới (bốn bậc từ sơ thiền đến tứ thiền), thiền vô sắc giới (giải thích của đức Phật tại sao chúng ta có những cảm thọ sung sướng nhưng không yên ổn), thiền chỉ (đạt tới định) và thiền quán (quán chiếu để có tuệ giác) để có giải thoát, thiền niệm xứ (thông điệp của đức Bổn sư để chúng ta có Hiểu biết tâm, tu sửa tâm, giải thoát tâm)…
Lần đầu cầm tập sách trên tay, bạn đọc có thể thấy mục lục được phân định rõ bằng các cột mốc thời gian của sự phát triển Thiền học Việt (khởi nguyên đến thế kỷ X, thế kỷ XI – XIV, thế kỷ XV- XIX; thế kỷ X – XXI) nhưng không có nghĩa là một sự liệt kê đơn điệu các dữ kiện và phân tích thuần túy. Đi vào mỗi chương mục cụ thể, các tác giả đã thành công khi mở đồng thời cánh cửa kiến thức, cánh cửa của niềm tự hào, tôn kính dành cho những bậc chân sư Long tượng tiếp nối nhau khơi mạch nguồn thiền.
Từ rất sớm, khoảng nửa sau thế kỷ II Tây lịch, ngài Mâu Bác với Lý hoặc luận mang tư tưởng Phật giáo Luy Lâu, đây là thời kì Phật giáo Đại thừa tiếp thu trực tiếp từ Ấn Độ, ngài Khương Tăng Hội – sáng Tổ Thiền học Việt Nam – thể hiện tinh thần Đại thừa dù viết lời tựa cho kinh điển trình bày Thiền Nguyên thủy (An ban thủ ý).
Có vị trí là vùng đất kimi, Giao Chỉ đã nổi bật về lợi thế giao thương và sản vật (vỏ sò như một dạng tiền tệ; lúa gạo; tơ tằm – chùa Dâu ngày nay là không gian minh chứng) cho đến khi lợi thế này giảm đi, quá trình tiếp thu qua trung gian Phật giáo Trung Hoa vẫn không trở ngại (Thiền học không có bản vị dân tộc).
Dĩ nhiên hạn chế về tài liệu do nhiều lần binh lửa, chính sách đốt phá triệt hạ thời Minh thuộc đã tạo ra những ngậm ngùi riêng cho hậu bối, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến gốc rễ lan tỏa của mạch thiền (từ trực tiếp sang gián tiếp qua ngả Thiền học Trung Hoa); nhóm tác giả khẳng định lại sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt, sức mạnh trong sự tập trung tinh thần Thiền tông đã hòa quyện với sự uyển chuyển, vận dụng và sáng tạo các giá trị mới không chỉ tạo nên sáng tạo tư tưởng đậm màu sắc dân tộc như hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo…
Bức tranh tư liệu nhiều giai đoạn u ám bởi nội thuộc kéo dài, Thiền uyển tập anh ngữ lục (khởi thảo thế kỷ XII) đã trở thành tài liệu sử học của chính người Việt bên cạnh nguồn sử liệu Trung Hoa, tập truyện ký Phật giáo may mắn còn lại này đã cung cấp “đôi mắt” tin cậy nhìn ngược thời gian cho giới nghiên cứu. Cách thức ra đời của Thiền uyển tập anh được khởi thảo từ Thiền sư Thông Biện, Biện Tài, Thường Chiếu, thiền sư Ẩn Không hoàn tất, sau này là sự chung tay gìn giữ của các thế hệ thiền sư khác nhau là một ví dụ cụ thể cho tinh thần làm việc trách nhiệm, tự giác, khẳng định sức sống của mạch Thiền Đại Việt.
Nhóm tác giả Thiền học Việt Nam chủ ý dựng lại bối cảnh lịch sử đất nước với những đòi hỏi khác nhau, đã in đậm vào tư tưởng các bậc thiền sư, nhà vua, quan lại, nhân dân… “Đời Lý thuần từ” (Hoàng Xuân Hãn), đời Trần “lấy chủ trương tùy tục để nhập thế”, đời Lê với Nguyễn Trãi nhà Nho “lấy tư tưởng Phật giáo để xây dựng quan niệm nhân nghĩa”, thế kỷ XVI đất nước chia đôi thành cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài hoan nghênh những vị thiền sư chứng đắc (Lâm Tế, Tào Động…), đặt ra nhu cầu Việt hóa Thiền học, tiếp nối mạch Thiền Trúc Lâm Yên Tử… cho thấy dù ở thời điểm lịch sử nào, rõ ràng chói lọi như giai đoạn Lý – Trần hay trong tương quan với tư tưởng Nho giáo nổi trội cho sứ mệnh chung của dân tộc, thiền học vẫn không vắng bóng.
Gắn liền với mỗi Thiền phái là những bậc chân sư, họ vừa có kiến thức uyên áo, vừa khẳng định đóng góp tư tưởng. Thiền học Việt Nam “kể” lại hành trạng và tư tưởng của các thiền sư tiêu biểu bằng miếng ghép của tư liệu, kết hợp dã sử cùng những nhận định riêng để góc nhìn bạn đọc mở rộng, hiểu được sợi dây liên kết nhất quán giữa cá nhân và vận mệnh dân tộc, đất nước. Một ví dụ tiêu biểu: Với triết lý Thiền hành động, Thiền sư Vạn Hạnh “đích thân tham gia chính sự”, “đưa Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế thay nhà tiền Lê vào năm 1010”, giữ vai trò cố vấn cho vua Lý Thái Tổ dời đô.
Quan điểm tùy tục (sống theo với đời mà vẫn giác ngộ) của Thường Chiếu, biện tâm của Trần Thái Tông, hòa quang đồng trần của Tuệ Trung đến cư trần lạc đạo của sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông khai sáng Thiền phái Trúc Lâm, là chuỗi tiếp nối, kế thừa phát huy liên tục do va chạm với thực tiễn sống còn (ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông), mở mang bờ cõi, góp phần bảo lưu và phát triển văn hóa nước nhà.
Nhóm tác giả Thiền học Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh dòng chảy thiền qua giai đoạn Nho học có tiếng nói chủ đạo, những nhà Nho lớn như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… đều có những chú tâm và trước tác hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện tinh thần thiền học.
Giai đoạn cận hiện đại, Thiền học Việt Nam ghi nhận những nỗ lực trên phương diện dịch thuật kinh sách (Thích Minh Châu), đào tạo, thống nhất các tổ chức phật giáo, bảo vệ Đạo pháp (Bồ tát Thích Quảng Đức “vị pháp thiêu thân”), thiền sư Thích Thanh Từ với nỗ lực phục hưng Thiền phái Trúc Lâm, thiền sư Nhất Hạnh với công cuộc hiện đại hóa và hoằng truyền Phật giáo ở các nước Phương Tây…
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng dành một số trang để ghi nhận về Thiền học Vipassana của hệ phái Nam Tông Kinh, nhận định xu hướng của Thiền học trong Thế kỷ XXI.
Tìm hiểu Thiền học Việt Nam ở khía cạnh lý thuyết và thực hành luôn là một nhu cầu có sẵn của nhiều bạn đọc Việt Nam, bạn đọc người Việt ở nước ngoài, bạn bè quốc tế. Thiền học Việt Nam bước đầu thể hiện tiếp nối tinh thần gìn giữ, lan tỏa các giá trị tốt đẹp của thiền đến bạn đọc đại chúng nói chung và giới Tăng Ni, Phật tử nói riêng.
Từ khởi đầu mới mẻ sau khi gấp lại quyển sách, tin rằng hành trình mỗi cuộc đời sẽ tìm thấy hạt mầm thiện duyên nảy nở sâu xa. Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu!
Mua sách Thiền Học Việt Nam ở đâu
Bạn có thể mua sách Thiền Học Việt Nam tại đây với giá
162.000 đ
(Cập nhật ngày 23/11/2024 )
Tìm kiếm liên quan
Thiền Học Việt Nam PDF
Thiền Học Việt Nam MOBI
Thiền Học Việt Nam TS Thích Phước Đạt, TS Thích Hạnh Tuệ, TS Thích Nữ Thanh Quế ebook
Thiền Học Việt Nam EPUB
Thiền Học Việt Nam full