Thuvienso.org – Cuốn sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () được viết bởi tác giả Bill Aulet, bàn về chủ đề Kinh Tế và được in với hình thức Bìa Mềm.
Quyển sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () được nhà xuất bản NXB Lao Động phát hành
2019 .
Bạn đang xem: Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () PDF
Thông tin về sách
Tác giả | Bill Aulet |
Nhà xuất bản | NXB Lao Động |
Ngày xuất bản | 2019 |
Số trang | 367 |
Loại bìa | Bìa Mềm |
Trọng lượng | 380 gram |
Người dịch | Giang Lâm, Hoàng Anh |
Download ebook Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () PDF
Tải sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () PDF ngay tại đây
Review sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp ()
Hình ảnh bìa sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp ()
Đang cập nhật…
Nội dung sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp ()
Dù khởi nghiệp kinh doanh là con đường mà bạn đã hay sẽ lựa chọn, cuốn sách Kinh điển về Khởi nghiệp cũng đều sẽ là cẩm nang tuyệt vời giúp bạn xây dựng được một doanh nghiệp thực sự thành công, tránh khỏi những cạm bẫy vốn có đối với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh, biến đổi nhanh chóng và toàn cầu như hiện nay.
Với Kinh điển về Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh không còn là lãnh địa của thiên tài và may mắn. Sẽ ngày càng có nhiều người có cơ hội trở thành những doanh nhân thành công khi họ được trang bị những kiến thức cần thiết nhất, những chỉ dẫn cụ thể nhất, từ một ý tưởng kinh doanh hay sản phẩm mới khác biệt cho đến một doanh nghiệp phát triển mạnh và vững chắc, như 24 Bước hành động được trình bày trong cuốn sách rất dễ đọc này.
Kinh điển về Khởi nghiệp ra đời từ kinh nghiệm nhiều lần khởi nghiệp kinh doanh và những bài giảng của tác giả Bill Aulet thuộc Viện Công nghệ Massachusetts – MIT, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới, nơi cho ra đời hơn 30.000 công ty, với tổng doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỉ đô la, tương đương với nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới.
Kinh điển về khởi nghiệp là cuốn sách có giá trị toàn cầu, đã được dịch ra 7 thứ tiếng và là giáo trình của môn học Khởi nghiệp kinh doanh tại trường Quản trị Kinh doanh Sloan thuộc MIT. Giới thiệu cuốn sách này với độc giả Việt Nam, tác giả Bill Aulet và các cộng sự mong muốn đóng góp cho sự thành công của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp, của một Việt Nam khởi nghiệp.
Cuốn sách tổng hợp các vấn đề của khởi nghiệp thành 24 Bước, với 6 chủ đề dễ hiểu và dễ áp dụng với môi trường kinh doanh ở Việt Nam:
Xác định rõ khách hàng của bạn là ai? Họ ở đâu?
Giá trị bạn mang lại cho khách hàng của mình là gì?
Làm thế nào đưa được sản phẩm tới tay khách hàng?
Cách thức tạo ra doanh thu từ sản phẩm của mình?
Kế hoạch thiết kế và phát triển sản phẩm ra sao?
Làm sao để gọi vốn và tăng quy mô của doanh nghiệp?
Từ kinh nghiệm của tác giả hàng đầu đến từ trường số 1 thế giới về Khởi nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào giá trị cuốn sách mang lại:
– Nắm được quy trình và từng bước cụ thể, thực tế khởi nghiệp để tới thành công.
– Bí quyết gọi vốn đầu tư, giúp mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng.
– Nhận diện những kỹ năng và con người cần thiết cho đội nhóm trong giai đoạn đầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
– Nhận được những bài học quý giá từ những dự án khởi nghiệp thất bại và thành công.
– Hiểu rõ con đường khởi nghiệp trước khi thực sự bước đi trên con đường đó
– Lường trước rủi ro trên con đường khởi nghiệp, gia tăng thành công cho bạn và doanh nghiệp của mình.
– Giúp bạn tiết kiệm được “học phí” hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.
Thông tin tác giả:
Bill Aulet là Giám đốc điều hành của Trung tâm Martin Trust dành cho doanh nhân khởi nghiệp của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), và là giảng viên cao cấp của trường Quản trị Kinh doanh Sloan của MIT.
Trước khi làm việc tại MIT, ông đã có 25 năm thành công trong lĩnh vực kinh doanh, từ giai đoạn đầu làm việc ở IBM đến khi trở thành nhà khởi nghiệp hàng loạt. Ông đã trực tiếp gọi vốn thành công hơn 100 triệu đô la và gia tăng giá trị hàng trăm triệu đô la cho các doanh nghiệp của mình.
Trích đoạn sách:
Phát hiện mới – Khởi sự kinh doanh là kỹ năng có thể dạy được!
Một trong những câu hỏi đầu tiên tôi thường hỏi sinh viên khi bắt đầu hội thảo hay lớp học là “Các bạn có nghĩ khởi nghiệp là kỹ năng có thể truyền đạt được không?”. Đáp lại tôi thường là sự im lặng. Có vài bạn thì lắc đầu vẻ không thoải mái ở dưới lớp. Có lúc tôi lại nhận được câu trả lời khẳng định rằng đó là lý do các bạn đến đây. Sau một hồi im lặng lịch sự sẽ luôn có một người nói lên ý nghĩ của phần đông trong lớp đó là: “Không, hoặc bạn sinh ra đã có kỹ năng khởi nghiệp, hoặc là không”. Người phát biểu đó khi được khuyến khích sẽ rất nhiệt tình tranh luận về quan điểm này.
Thật lòng mà nói tôi thường thích người phát biểu như thế vì đó cũng chính là suy nghĩ của tôi 15 năm trước. Nhưng giờ thì tôi biết rằng khởi sự kinh doanh là kỹ năng có thể truyền đạt được. Chính tôi đã trải nghiệm điều này hàng tuần trong các khóa học tôi giảng dạy ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và ở khắp nơi trên thế giới.
Khi tôi nhìn lại Richard Branson, Steve Jobs, Bill Gates, Larry Ellison và tất cả những doanh nhân thành đạt khác, họ có vẻ khác chúng ta. Họ đặc biệt hơn những người khác. Nhưng mỗi người họ thành công đều nhờ vào những sản phẩm xuất sắc, chứ không phải là do họ có gen vượt trội.
Để là một người khởi nghiệp thành công, bạn phải có một sản phẩm xuất sắc và mới mẻ. Sản phẩm của bạn có thể là hàng hóa, cũng có thể là dịch vụ hoặc là cách trao đổi thông tin. Tất cả yếu tố ảnh hưởng đến thành công sẽ không là gì nếu bạn không có một sản phẩm giá trị. Và quá trình tạo ra sản phẩm giá trị thì có thể truyền đạt được. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn một cách có hệ thống để tạo ra sản phẩm tuyệt vời.
Nội dung cuốn sách mô tả từng bước tiếp cận và thực hành để tạo ra một doanh nghiệp mới. Khuôn mẫu này có thể được ứng dụng cho cả môi trường sư phạm và cho cả những người muốn lập công ty và kiến tạo thị trường hoàn toàn mới. Trước khi bắt đầu, có ba lầm tưởng về khởi nghiệp kinh doanh cần phải được làm rõ vì những điều này thường cản trở những người khởi nghiệp hoặc là những người muốn dạy sinh viên về khởi nghiệp.
Xóa bỏ ba lầm tưởng
Có rất nhiều nhận thức sai lầm về khởi sự kinh doanh là gì và một doanh nhân khởi nghiệp cần phải có những phẩm chất, kỹ năng gì. Lầm tưởng đầu tiên là “cá nhân là người khai sinh ra công ty”. Mặc dù tư duy “doanh nhân là người hùng cô độc” rất phổ biến nhưng nghiên cứu đã dẫn đến một kết luận rất khác. Đội nhóm mới là người khai sinh ra công ty. Quan trọng hơn, đội nhóm đông người cùng khởi nghiệp còn làm tăng cơ hội thành công hơn. Thêm sáng lập viên = thêm khả năng thành công.
Lầm tưởng thứ hai là “những doanh nhân khởi nghiệp phải có sức hút cá nhân đặc biệt” và chính sức hút này là yếu tố quyết định thành công của họ. Thực tế, sức hút cá nhân có thể hữu dụng trong một thời gian ngắn, nhưng nó rất khó để duy trì lâu dài. Thay vào đó nghiên cứu đã chỉ ra doanh nhân khởi nghiệp cần những yếu tố khác còn quan trọng hơn sức hút cá nhân, đó là khả năng giao tiếp hiệu quả, tuyển dụng người và kỹ năng bán hàng.
Lầm tưởng thứ ba là về cái gọi là “gen kinh doanh”, nghĩa là có những người sinh ra với khả năng sẽ thành công trong việc khởi sự kinh doanh. Như hình vẽ ở đầu phần này, thực tế là gen đó không tồn tại. Hay có suy nghĩ cho rằng một số nét tính cách như vẻ tự tin bên ngoài hay liều lĩnh, táo bạo có mối tương quan với thành công của doanh nhân khởi nghiệp, nhưng cách suy nghĩ đó cũng không đúng. Bên cạnh đó, những kỹ năng thực tế khác sẽ làm tăng khả năng thành công của người khởi nghiệp như quản lý nhân sự, kỹ năng bán hàng và chủ đề của cuốn sách này, quan niệm về sản phẩm và phân phối sản phẩm. Những kỹ năng này đều có thể dạy và học được chứ không phải là có sẵn trong gen của một số người may mắn. Mọi người đều có thể học được cách ứng xử, cách nhìn nhận vấn đề và kỹ năng, bởi vậy, khởi nghiệp là kỹ năng hoàn toàn có thể được phân tách thành một quy trình để dạy và học.
Để chứng minh, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào MIT. Sinh viên tốt nghiệp từ MIT có tỉ lệ khởi nghiệp kinh doanh cực kỳ cao. Thực tế, đến năm 2006, hơn 25.000 công ty đang hoạt động và 900 công ty được sinh ra mỗi năm. Những công ty này tạo việc làm cho hơn 3 triệu người với tổng doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỉ đôla. Để dễ hình dung thì tổng doanh thu từ các công ty của cựu sinh viên MIT cộng lại tương đương với nền kinh tế lớn thứ 11 của Thế giới.
Điều gì làm nên thành công của các sinh viên MIT khi khởi nghiệp?
Tại sao MIT lại rất thành công trong việc đào tạo những doanh nhân khởi nghiệp? Lý giải đầu tiên mọi người thường nghĩ đến là do sinh viên MIT cực kỳ xuất sắc. Thực ra sinh viên MIT cũng không thông minh hơn sinh viên của những trường hàng đầu khác trên thế giới như Caltech, Harvard… nhưng không một trường nào ngoài Stanford có được số lượng cựu sinh viên là doanh nhân khởi nghiệp nhiều như MIT. Do đó, thành công của MIT hẳn là do yếu tố khác.
Lý do thứ hai cũng thường được nhắc đến là do sinh viên MIT có cơ hội tiếp cận với những công nghệ hàng đầu trong phòng thí nghiệm nên việc khởi sự kinh doanh dễ dàng hơn. Một lần nữa, đây cũng là giả thiết có thể đo lường được. Qua Văn phòng Chuyển giao Công nghệ (Technology Licensing Office – TLO) của MIT, chúng ta có số liệu về số lượng công ty ra đời từ phòng lab mỗi năm trong ngành công nghệ vì các công ty đó đều phải đăng ký giấy phép ở văn phòng này. Và con số đó là 20 đến 30 công ty mỗi năm, rất khiêm tốn so với số liệu ở các trường đại học khác. Hơn nữa, số liệu này còn rất nhỏ nếu so với 900 công ty của các cựu sinh viên MIT ra đời mỗi năm. Dù các công ty khởi nghiệp với công nghệ được cấp phép ở MIT có tầm quan trọng chiến lược và có ảnh hưởng lớn (chẳng hạn như Akamai), các công ty đó cũng chỉ là một phần nhỏ trong việc giải thích lý do tại sao cựu sinh viên MIT rất thành công khi khởi nghiệp. Thực tế, 90% công ty khởi nghiệp của cựu sinh viên MIT không liên quan tới công nghệ được tạo ra trong phòng thí nghiệm của MIT.
Điều thực sự lý giải cho thành công trong khởi nghiệp của các cựu sinh viên MIT là sự kết hợp giữa tinh thần và kỹ năng. Ở MIT có văn hóa khuyến khích mọi người khởi nghiệp mọi lúc, mọi nơi, cũng giống như ở Silion Valley, Israel, Tech city của London và Berlin ngày nay. Các hình mẫu thành công ở khắp mọi nơi, đó không phải là những hình ảnh trừu tượng mà là những con người rất thực, không có gì khác biệt so với bạn. Khả năng thành công và tinh thần hợp tác ở MIT lan tỏa rộng khắp đến nỗi các sinh viên đều có tư duy rằng “Đúng rồi, tôi cũng có thể khởi nghiệp”. Họ nhanh chóng bị “nhiễm virus khởi nghiệp” và niềm tin vào lợi ích của việc khởi sự kinh doanh.
Môi trường đầy tham vọng và hợp tác này làm cho các sinh viên đều rất phấn khích. Việc phát triển các kỹ năng khởi sự kinh doanh đến từ lớp học, từ các cuộc thi, sự kiện ngoại khóa và các chương trình phát triển mạng lưới. Và sự giảng dạy và những giá trị mang lại cho sinh viên luôn sẵn có ở cả trong và ngoài lớp học nên trong môi trường đó, sinh viên tiếp cận các môn học với sự hứng khởi và cam kết cao. Tinh thần cũng được nhân lên bởi tất cả sinh viên trong lớp đều cam kết hoàn toàn. Một lớp học ở trong môi trường cam kết cao sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn cho cả sinh viên và giảng viên.
Nhân tốt đóng góp quan trọng của vòng xoáy tích cực này chính là hiệu ứng tâm lý đám đông. Các sinh viên cùng học và làm việc với tinh thần khởi nghiệp, họ cũng cộng tác với nhau, nói chuyện về công việc, về những dự định kinh doanh trong cả cuộc sống hàng ngày. Và một cách tự nhiên họ thúc đẩy lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Các sinh viên không chỉ học hỏi lẫn nhau mà học hỏi còn trở thành một bản sắc của cá nhân cũng như đội nhóm.
Đây là những yếu tố tạo ra môi trường dạy kinh doanh rất thành công tại MIT. Đó là một vòng lặp thông tin phản hồi tích cực (xem Hình 1.1)
Điều kiện cần và đủ duy nhất cho một doanh nghiệp
Cho dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào, bạn cũng phải tự hỏi rằng: “Điều kiện cần và đủ duy nhất cho một doanh nghiệp là gì?” Đó không phải là sản phẩm, công nghệ, nhu cầu của khách hàng, bản kế hoạch kinh doanh, tầm nhìn, đội nhóm, CEO giỏi, tài chính tốt, nhà đầu tư, lợi thế cạnh tranh hay yếu tố cốt lõi. Tất cả những điều đó đều quan trọng với doanh nghiệp nhưng không điều nào trong số đó là câu trả lời đúng cả.
Điều kiện cần và đủ duy nhất cho một doanh nghiệp là có khách hàng trả tiền.
Ngày mà có người trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mới là ngày bạn có được công việc kinh doanh, chứ không phải trước đó. Sự thật giản đơn này giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất. Bạn không thể định nghĩa một công việc kinh doanh là một sản phẩm bởi vì nếu không có ai mua sản phẩm của bạn, bạn đơn giản là chưa hề kinh doanh. Thị trường là người phán quyết cuối cùng thành công của bạn.
Cho dù bạn có khách hàng trả tiền thì chưa hẳn là bạn đã kinh doanh được tốt. Để kinh doanh tốt và phát triển bền vững, bạn sẽ phải có đủ khách hàng, trả đủ tiền trong một khoảng thời gian đủ ngắn, nhờ đó bạn sẽ không bị cạn vốn mà ngược lại, còn có lợi nhuận. Và vì người khởi nghiệp có rất ít nguồn lực nên mỗi quyết định của bạn phải cực kỳ hiệu quả.
Bởi vậy, bạn sẽ không bắt đầu bằng việc xây dựng sản phẩm hay tuyển người phát triển hay nhân viên bán hàng. Mà thay vào đó, bạn sẽ tiếp cận theo định hướng khách hàng bằng cách tìm một nhu cầu chưa được đáp ứng và xây dựng doanh nghiệp xung quanh nhu cầu đó.
Kiến tạo một thị trường mới do bạn chi phối
Tạo ra một sản phẩm đột phá mà thị trường hiện tại chưa có là điều thiết yếu cho thành công của người khởi nghiệp. Bằng việc tạo ra thị trường mới, bạn sẽ chiếm được phần lớn, nếu không muốn nói là chi phối toàn thị trường, từ đó tạo đà cho việc mở rộng sau này. Việc trở thành một doanh nghiệp tương tự các doanh nghiệp khác ở một thị trường sẵn có sẽ khó khăn hơn cho bạn vì bạn chỉ có một số nguồn lực hạn chế.
Để tạo ra doanh nghiệp trong thị trường mới được định hình này, bạn sẽ phải tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu. Nhóm khách hàng mục tiêu là một nhóm các khách hàng tiềm năng có nhiều đặc điểm chung, và có các lý do tương đồng khi mua một sản phẩm cụ thể nào đó. Tập trung là kỹ năng quan trọng nhất của doanh nhân khởi nghiệp và như bạn sẽ thấy trong suốt 24 bước, rất khó để tập trung quá sâu. Bạn phải làm việc cật lực để nhận định và hiểu khách hàng thông qua nghiên cứu cơ bản về thị trường. Bởi vì phụ thuộc vào các giả định sách vở hoặc phân tích của bên thứ ba chỉ đem lại kết quả phỏng đoán khi bạn kiến tạo thị trường mới.
Một khi bạn đã thiết lập được chỗ đứng trong nhóm khách hàng mục tiêu, nghĩa là bạn đã cung cấp cho nhóm đó một sản phẩm thật sự tốt và được khách hàng trả tiền, từ đó bạn sẽ có đủ nguồn lực để mở rộng ra thị trường lân cận. Trong thị trường lân cận, một số đặc điểm của khách hàng sẽ giống với khách hàng ở thị trường cơ bản của bạn, nhưng vẫn sẽ có khác biệt nên bạn phải điều chỉnh chiến lược thích hợp cho thị trường đó. Quá trình này sẽ được đề cập chi tiết trong bước 14 và 24.
Khi “khách hàng trả tiền” dẫn bạn đi lạc lối
Mặc dù khách hàng trả tiền là người cuối cùng quyết định sự thành công của sản phẩm của bạn, có 2 sai lầm dễ mắc phải nếu bạn không tập trung vào việc kiến tạo thị trường mới.
Sai lầm đầu tiên là tư duy “bán hàng cho tất cả mọi người”, tức là tư duy của một người mới khởi nghiệp với rất ít nguồn lực mà nghĩ rằng mình có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người.
Chẳng hạn bạn sáng chế ra loại polyme mới, chống thấm nước tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào sẵn có trên thị trường. Đầu tiên, bạn nghe Sally đọc trên báo là đồ dùng đi cắm trại là một thị trường béo bở nên cô ấy gợi ý bạn bán lều cắm trại. Joe cũng tham gia vào và nói về ý tưởng nội y không thấm nước. Người hàng xóm thì nghĩ rằng sản phẩm thú bông dễ giặt cho trẻ em là ý tưởng hay.
Để thiết kế và sản xuất bất kỳ sản phẩm nào kể trên đều cần thời gian và các nguồn lực. Nếu bạn sản xuất một sản phẩm rồi nhận ra là không có đủ khách hàng để mang lại lợi nhuận cho công việc kinh doanh, thì bạn gần như chắc chắn là sẽ không đủ nguồn lực để tiếp tục sản xuất cho đến khi bạn tìm được một thị trường khác nhiều lợi nhuận hơn.
Sai lầm thứ hai là “Hội chứng Trung Quốc”, hay còn được các sinh viên gọi là “chơi đùa với bảng tính”. Thay vì kiến tạo một thị trường mới, người khởi nghiệp có thể sẽ chọn một thị trường sẵn có cực kỳ rộng lớn và việc chiếm được một phần của thị trường đó cũng đủ thắng lợi. Thật vậy, nếu bạn có thể chiếm được 1/10 của 1% thị trường bàn chải của Trung Quốc(với dân số 1,3 tỉ người) thì đã bạn đã kiếm được rất nhiều tiền rồi.
Logic của tư duy này là: “Theo thông tin trên Internet, Trung Quốc có hơn 1,3 tỉ người. Nếu tất cả mọi người đều cần bàn chải đánh răng, thì quy mô thị trường bàn chải sẽ là 1,3 tỉ khách hàng. Tôi sẽ bán bàn chải đánh răng cho người Trung Quốc, có thể chúng tôi sẽ chỉ chiếm được 0,1% thị trường trong năm đầu tiên. Nếu mỗi người mua 3 cái bàn chải một năm, mỗi cái 1 đôla, chúng tôi sẽ bán được 3,9 triệu bàn chải với doanh thu là 3,9 triệu đôla trong năm đầu tiên, với rất nhiều tiềm năng phát triển”.
Tôi gọi cách phân tích thị trường trên mây đó là “chơi đùa với bảng tính excel” bởi vì bạn không chứng minh được một cách thuyết phục rằng tại sao mọi người lại mua sản phẩm của bạn hoặc lý do tại sao thị phần của bạn sẽ tăng lên qua thời gian. Các giả định của bạn cũng chưa được khách hàng kiểm định trực tiếp, có thể bạn thậm chí còn chưa bao giờ tới Trung Quốc. Nếu khởi nghiệp dễ dàng như vậy, thì chẳng phải là tất cả mọi người đều bán bàn chải đánh răng cho người Trung Quốc rồi sao?
Các công ty lớn có rất nhiều nguồn lực và có thể làm việc cật lực để gia tăng thị phần nhưng người khởi nghiệp thì không có những điều xa xỉ đó. Đừng để rơi vào bẫy tư duy của “Hội chứng Trung Quốc”. Hãy sử dụng hết các nguồn lực của mình vào một thị trường mới, dù nhỏ hẹp nhưng vững chắc, và bạn có thể chiếm lĩnh được.
Mua sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () ở đâu
Bạn có thể mua sách Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () tại đây với giá
185.500 đ
(Cập nhật ngày 25/11/2024 )
Tìm kiếm liên quan
Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () PDF
Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () MOBI
Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () Bill Aulet ebook
Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () EPUB
Kinh Điển Về Khởi Nghiệp () full