[Tải PDF] Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc PDF

Thuvienso.org – Cuốn sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc được viết bởi tác giả Annette Kast Zahn và Hartmut Morgenroth, bàn về chủ đề Nuôi Dạy Con và được in với hình thức Bìa Mềm.

Quyển sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc được nhà xuất bản NXB Lao Động phát hành
2016 .

Bạn đang xem: Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc PDF

Thông tin về sách

Tác giả Annette Kast Zahn và Hartmut Morgenroth
Nhà xuất bản NXB Lao Động
Ngày xuất bản 2016
Số trang 234
Loại bìa Bìa Mềm
Trọng lượng 250 gram
Người dịch

Download ebook Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc PDF

Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc

Tải sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc PDF ngay tại đây

Review sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc

Hình ảnh bìa sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc

image

image

image

Đang cập nhật…

Nội dung sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc

Mỗi bé chào đời là sự kết hợp giữa các gen di truyền của bố mẹ và điều đó làm cho bé trở nên độc nhất giữa thế giới này. Dù cho vô vàn khác biệt, tất cả các bé vẫn có những nhu cầu chung cần được đáp ứng nhằm đảm bảo sự phát triển cũng như khai mở những tiềm năng. Giấc ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu như vậy. Tuy nhiên, mặc dù là quan trọng và cơ bản cho sức khỏe, tại sao rất nhiều bé lại không chịu ngủ hay có những vấn đề khiến bố mẹ chúng trở nên đau đầu liên quan tới giấc ngủ?
Giấc ngủ của em bé thường ngắn hơn nhiều so với giấc ngủ của người lớn. Thời gian từ lúc ngủ sâu đến khi bé thức giấc là năm mươi phút hoặc hơn. Thức suốt đêm là chuyện bình thường và bạn sẽ không thể thay đổi điều đó. Mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ sẽ là một vấn đề khác nhau về giấc ngủ. Vì giấc ngủ không phải là một trạng thái ổn định và không biến đổi mà sẽ thay đổi mọi lúc. Việc con bạn có giấc ngủ ngon vào giai đoạn nào đó không có nghĩa là lúc nào cũng vậy.
Điều lo lắng đối với các phụ huynh là con họ hay gặp ác mộng và có những nỗi sợ về đêm. Tùy theo lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ mà ta có thể nói chuyện và giải thích cho trẻ hiểu. Thường xuyên âu yếm, trấn an, và ở bên cạnh trẻ là đủ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và ngủ lại. Trẻ hay quấy khóc về đêm, thích được ôm ấp, hay giật mình… Tất cả những vấn đề đó sẽ được phân tích chi tiết và kèm theo đó là những phương pháp giúp các bạn nhỏ ngủ ngon giấc theo cách mà người Đức dạy con trong cuốn sách “Người Đức dạy trẻ ngủ ngon giấc”.
Chắc ai cũng đã biết cách dạy trẻ của phương Tây, đặc biệt là của người Đức khi chú trọng vào rèn luyện thói quen và tính tự lập cho trẻ. Và với việc ngủ thì để trẻ có thể ngủ ngon cũng là cả một quá trình rèn luyện.
Cách thức chúng ta chăm sóc giấc ngủ của bé mỗi ngày góp phần hình thành sự phát triển các hành vi của bé. Với tư cách làm cha mẹ hãy thử và quan sát một cách khách quan những vấn đề trong giấc ngủ của bé và tự hỏi liệu chính chúng ta có góp phần tạo ra chúng không? Điều này thì khó khăn nhưng thường là bước tiên quyết hướng tới việc cải thiện giấc ngủ của mỗi thành viên trong gia đình: bé ngủ ngon, bạn ngủ ngon.
Mỗi bé chào đời là sự kết hợp giữa các gen di truyền của bố mẹ và điều đó làm cho bé trở nên độc nhất giữa thế giới này. Dù cho vô vàn khác biệt, tất cả các bé vẫn có những nhu cầu chung cần được đáp ứng nhằm đảm bảo sự phát triển cũng như khai mở những tiềm năng. Giấc ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu như vậy. Tuy nhiên, mặc dù là quan trọng và cơ bản cho sức khỏe, tại sao rất nhiều bé lại không chịu ngủ hay có những vấn đề khiến bố mẹ chúng trở nên đau đầu liên quan tới giấc ngủ?
Giấc ngủ của em bé thường ngắn hơn nhiều so với giấc ngủ của người lớn. Thời gian từ lúc ngủ sâu đến khi bé thức giấc là năm mươi phút hoặc hơn. Thức suốt đêm là chuyện bình thường và bạn sẽ không thể thay đổi điều đó. Mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ sẽ là một vấn đề khác nhau về giấc ngủ. Vì giấc ngủ không phải là một trạng thái ổn định và không biến đổi mà sẽ thay đổi mọi lúc. Việc con bạn có giấc ngủ ngon vào giai đoạn nào đó không có nghĩa là lúc nào cũng vậy.
Điều lo lắng đối với các phụ huynh là con họ hay gặp ác mộng và có những nỗi sợ về đêm. Tùy theo lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ mà ta có thể nói chuyện và giải thích cho trẻ hiểu. Thường xuyên âu yếm, trấn an, và ở bên cạnh trẻ là đủ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và ngủ lại. Trẻ hay quấy khóc về đêm, thích được ôm ấp, hay giật mình… Tất cả những vấn đề đó sẽ được phân tích chi tiết và kèm theo đó là những phương pháp giúp các bạn nhỏ ngủ ngon giấc theo cách mà người Đức dạy con trong cuốn sách “Người Đức dạy trẻ ngủ ngon giấc”.
Chắc ai cũng đã biết cách dạy trẻ của phương Tây, đặc biệt là của người Đức khi chú trọng vào rèn luyện thói quen và tính tự lập cho trẻ. Và với việc ngủ thì để trẻ có thể ngủ ngon cũng là cả một quá trình rèn luyện.
Cách thức chúng ta chăm sóc giấc ngủ của bé mỗi ngày góp phần hình thành sự phát triển các hành vi của bé. Với tư cách làm cha mẹ hãy thử và quan sát một cách khách quan những vấn đề trong giấc ngủ của bé và tự hỏi liệu chính chúng ta có góp phần tạo ra chúng không? Điều này thì khó khăn nhưng thường là bước tiên quyết hướng tới việc cải thiện giấc ngủ của mỗi thành viên trong gia đình: bé ngủ ngon, bạn ngủ ngon. 
Mục lục
NGỦ THẬT TUYỆT VỜI…
Con tôi không muốn ngủ!
Chúng ta biết gì về giấc ngủ ở trẻ?
NGAY TỪ ĐẦU, CON BẠN ĐÃ LÀ MỘT “ĐỨA TRẺ NGỦ NGON”
Sáu tháng đầu đời
Từ 6 tháng tuổi đến tuổi tới trường
NHỮNG BÉ “KHÓ NGỦ” HỌC CÁCH NGỦ NGON NHƯ THẾ NÀO?
Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ của trẻ?
Làm sao để trẻ học cách ngủ liền mạch?
NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY MẤT NGỦ
“Ban đêm thật đáng sợ!” – Mộng du, cơn hoảng loạn về đêm, những cơn ác mộng
Cách xử lý những trường hợp đặc biệt
Thông tin tác giả:
Annette Kast-Zahn
Sinh năm 1956, là thạc sỹ tâm lý học và chuyên gia trị liệu hành vi. Bà khởi nghiệp tại một bệnh viện cho trẻ có vấn đề về hành vi và một phòng khám tâm lý trẻ em. Kast-Zahn là một trong những tác giả nổi tiếng và thành công nhất trong lĩnh vực sách nuôi dạy con cái.
Hartmut Morgenroth
Sinh năm 1940, là tiến sỹ chuyên khoa nhi với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Đức, Mỹ, và Tazania. Trong thời gian làm việc tại Mỹ, ông đã phối hợp cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm về Rối loạn giấc ngủ trẻ em thuộc Bệnh viên Nhi Boston thu thập được nhiều kinh nghiệm quý báu để giải quyết các vấn đề giấc ngủ ở trẻ em.
Trích đoạn:
Trẻ em ngủ trong bao lâu?
Từ những đứa trẻ ngủ ít như hải mã đến những đứa trẻ ham ngủ như sóc đất
CHẮC CHẮN AI TRONG CHÚNG TA cũng từng gặp một vài bà mẹ khoe về “đứa con dễ nuôi” của mình, từ lúc chào đời cứ phải gọi thì mới dậy ăn và có thể ngủ liền mạch từ khi mới được vài tuần tuổi. Sự thật là những đứa trẻ “ngủ ngoan bẩm sinh” như thế rất hiếm, còn đa số trẻ em thường tận dụng từng giây phút để chơi đùa và giấc ngủ với chúng dường như không quan trọng.
Những đứa trẻ ngủ ngoan là niềm ao ước của rất nhiều cha mẹ nhưng phần lớn họ không biết rằng bé nào cũng có thể học được cách đi ngủ đúng giờ vào buổi tối và nằm yên trên giường cho tới tận sáng hôm sau. Tỉnh giấc trong một khoảng thời gian ngắn là điều bình thường và đứa trẻ nào cũng có thể học cách tỉnh giấc mà không đánh thức bố mẹ.
Nhiều đứa trẻ ngủ vô cùng ít, ví dụ như một đứa trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên chỉ ngủ chín tiếng đồng hồ, có thể học cách ngủ lâu hơn. Có những trẻ thậm chí chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ. Nhưng ngay cả những “thần đồng ít ngủ” này cũng có thể học cách ngủ liền mạch vào ban đêm và số giờ ngủ ít ỏi đó trùng với thời gian ngủ của bố mẹ.
Cũng có trường hợp trẻ mắc phải hội chứng rối loạn thần kinh bẩm sinh khiến chúng thường xuyên thức hàng giờ đồng hồ vào ban đêm nhưng khả năng này hiếm khi xảy ra. Phần lớn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chẳng qua chúng chưa học được cách ngủ đúng mà thôi, còn thời gian ngủ nhiều hay ít tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của trẻ.
                    Một đêm dài của trẻ bao lâu?
Thời gian ngủ ở trẻ ít hơn nhiều so với phần lớn các bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Một cuộc khảo sát tại Mỹ đã đưa ra kết quả như sau:
Trong tuần tuổi đầu tiên, trẻ ngủ vào ban đêm rất ít. Bạn có thể theo dõi giấc ngủ của trẻ diễn ra vào ban đêm như thế nào qua đồ thị ở trang 29. Đường thẳng mảnh chỉ chính xác giá trị mà các bậc cha mẹ đưa ra. Đường đậm là do chúng ta “uốn nắn” mà thành, vì sự dao động ở đây rất thấp. Như bạn thấy, thời gian ngủ vào buổi đêm ở trẻ hầu như không thay đổi trong suốt phần lớn thời gian.
Trong 2 tháng đầu đời, thời gian ngủ vào ban đêm của trẻ ít hơn 8 giờ đồng hồ. Dần dần, khoảng thời gian này mới tăng lên. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên trung bình ngủ gần 10 giờ đồng hồ. Điều này không thay đổi cho đến khi trẻ lên 7 tuổi. Sau đó, nhu cầu ngủ của trẻ từ từ giảm xuống. Thời gian ngủ vào buổi tối ở trẻ nhỏ thay đổi khá ít cho đến khi trẻ tới tuổi đi học.
Theo nghiên cứu tại Mỹ, số trẻ em ngủ nhiều hơn 11 giờ đồng hồ khá ít. Phần lớn các nghiên cứu trước đó đều đưa ra thời gian ngủ dài hơn thế. Thời gian ngủ trung bình vào buổi tối của trẻ có lẽ rơi vào khoảng từ 10 đến 11 tiếng đồng hồ. Tăng lên hay giảm đi 1 giờ đồng hồ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể ngủ ngon và ngủ say hơn khi chúng có thói quen ngủ khoa học. Về vấn đề này, bạn sẽ được tìm hiểu ở những phần sau của cuốn sách.
Việc giấc ngủ của trẻ không thay đổi nhiều từ lúc mới chào đời cho tới khi đi học mang lại một lợi thế: Anh chị em chỉ chênh nhau vài tuổi có thể đi ngủ cùng một lúc. Nhu cầu ngủ khác nhau thể hiện qua giấc ngủ trưa. Trẻ nhỏ hơn có nhu cầu ngủ ít hơn, trong khi những trẻ lớn hơn lại có thể là “một chú sóc đất”, vì thế, bạn có thể cho đứa lớn hơn đi ngủ trước.

Mua sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc ở đâu

Bạn có thể mua sách Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc tại đây với giá

50.150 đ
(Cập nhật ngày [dt]/[mm]/[year] )

Tìm kiếm liên quan

Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc PDF

Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc MOBI

Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc Annette Kast Zahn và Hartmut Morgenroth ebook

Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc EPUB

Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc full

Leave a Comment